Tình tiết bổ sung thứ hai: Tại phiên tòa sơ thẩm, phát hiện luật sư F (người đã tham gia bào chữa cho A từ khi khởi tố bị can) là con nuôi của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nên Kiểm sát viên đã đề nghị thay đổi luật sư F.
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 34 thì Hội thẩm là người THTT (người có thẩm quyền THTT).
- Theo Điểm a Khoản 1 Điều 53 và Khoản 3 Điều 49 BLTTHS thì có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ thuộc trường hợp từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền THTT. Theo Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP thì có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng Hội thẩm D có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ vì D là anh em kết nghĩa với A là bị cáo (trong quan hệ tình cảm) nên nếu có căn cứ rõ ràng có thể khẳng định là Hội thẩm, không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. => D thuộc trường hợp thay đổi người có thẩm quyền THTT.
Theo Khoản 2 Điều 50 BLTTHS thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ là người có thẩm quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền THTT. M là đại diện của Công ty Z là đại diện hợp pháp của bị hại và nếu M có đơn yêu cầu BTTH thì M là nguyên đơn dân sự => M có thẩm quyền đề nghị thay đổi Hội thẩm nhân dân D.
Vậy đề nghị thay đổi Hội thẩm D được Tòa án xem xét chấp nhận.
- Sau khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, M đề nghị thay đổi D.
Theo Khoản 3 Điều 277 BLTTHS thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa hoặc 30 ngày trong trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan => Đề nghị thay đổi có thể trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa.
Theo Khoản 2 Điều 53 BLTTHS thì:
Nếu việc thay đổi Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Nếu việc thay đổi Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án và Hội đồng quyết định theo đa số.
=> Tùy thời điểm đề nghị thay đổi trước hay tại phiên tòa thì do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án hay Hội đồng xét xử quyết định theo đa số.