CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 5 - ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã (Trang 30 - 32)

4. RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (tiếp theo)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Kiểu chính sách tài trợ vốn nào sau đây có mức độ rủi ro cao nhất?

A. Chính sách tài trợ thận trọng. B. Chính sách tài trợ cân bằng. C. Chính sách tài trợ mạnh dạn. D. Các kiểu chính sách tài trợ vốn đều có mức độ rủi ro như nhau. Trả lời:Đáp án đúng là: C. Chính sách tài trợ mạnh dạn.

Giải thích: Với chính sách tài trợ mạnh dạn, Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp bị

âm, tức là nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và doanh nghiệp phải sử dụng cả nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ một phần cho tài sản dài hạn. Mặt khác, tài sản ngắn hạn không đủ để trang trải cho nợ ngắn hạn. Kiểu chính sách tài trợ này có mức độ rủi ro cao hơn chính sách tài trợ thận trọng (VLĐR > 0) và chính sách tài trợ

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2

Việc tăng tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn có tác động như thế nào tới tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng và rủi ro của doanh nghiệp?

A. Giảm tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng, giảm rủi ro của doanh nghiệp. B. Tăng tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng, giảm rủi ro của doanh nghiệp. C. Giảm tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng, tăng rủi ro của doanh nghiệp. D. Tăng tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng, tăng rủi ro của doanh nghiệp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D. Tăng tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng, tăng rủi ro của doanh nghiệp.

Giải thích: Khi tỷ trọng nợ tăng, tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên, áp lực trả nợ và nguy cơ mất khả năng thanh toán cũng tăng theo. Sự gia tăng rủi ro còn thể hiện ở sự tăng mức độ biến động của tỷ lệ sinh lợi (tham khảo ví dụ trong bài).

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 5 - ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)