GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 5 - ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã (Trang 28 - 30)

4. RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (tiếp theo)

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Vấn đề đặt ra: Đòn bẩy tài chính là gì? Tại sao trong giai đoạn 2008 – 2010 đòn bẩy tài chính có thể giúp PVX tăng tỷ lệ sinh lợi nhưng sau đó lại khiến cho công ty thua lỗ

ngày càng trầm trọng hơn? Vậy trong trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính, trường hợp nào nên hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính?

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Đòn bẩy tài chính tồn tại là do sự xuất hiện của chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp, bao gồm lãi vay và cổ tức ưu tiên. Đòn bẩy tài chính còn có thể hiểu là sự sử dụng tiềm năng của chi phí tài chính cố định để làm gia tăng tác động của những thay đổi trong lợi nhuận trước thuế lên lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp.

Trong trường hợp của PVX, đòn bẩy tài chính được thiết lập và duy trì chủ yếu bằng tăng cường vay nợ. Giai đoạn 2008 – 2010, tình hình kinh tế và ngành nghề khả quan, công ty kinh doanh đạt lợi nhuận cao và có thể trang trải được các chi phí tài chính phát sinh do vay nợ, nhờ vậy tỷ lệ sinh lợi được cải thiện. Tuy nhiên, từ 2011 trở đi, những biến cố của nền kinh tế

cùng với khó khăn của công ty trong việc triển khai các dự án và thu hồi nợ từ khách hàng đã dẫn tới những khoản thua lỗ nghiêm trọng và tình trạng kiệt quệ về vốn. Để bù đắp, công ty

đã phải vay thêm nợ để có vốn duy trì hoạt động nhưng điều này càng khiến cho chi phí tài chính gia tăng và thua lỗ càng nặng nề hơn.

Từ đó, có thể thấy doanh nghiệp chỉ nên sử dụng đòn bẩy tài chính nếu đảm bảo tình hình kinh doanh ổn định và có lãi (tối thiểu đảm bảo trang trải được chi phí tài chính), tăng trưởng

Một phần của tài liệu Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 5 - ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)