Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật– sinh học 11, THPT (Trang 36 - 43)

Tôi chọn kết quả kiểm tra 1 tiết học kỳ I để đánh giá hiệu quả sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm. Qua thống kê cho thấy, việc sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm đã cho kết quả thay đổi đáng kể. Có sự khác nhau rõ rệt giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Bảng 3.2. Điểm lớp thực nghiệm và đối chứng

Lớp Sỹ số Điểm tổng kết Giỏi Khá TB Yếu - Kém Thực nghiệm 11A1 41 27 13 1 0 11A3 42 23 15 4 0 11A2 42 22 16 4 0 11A3 40 24 13 3 0 Đối chứng 11A2 42 10 17 14 1 11A4 42 16 12 12 2 11A1 42 28 10 4 0 11A4 40 19 17 4 0

Bảng 3.3. Phân tích kết quả lớp thực nghiệm và đối chứng

Xếp loại Lớp thực nghiệm

(11A1, 11A3, 11A2, 11A3)

Lớp đối chứng (11A2, 11A4, 11A1, 11A4)

Tổng % Tổng % Giỏi 96 58,18 73 43,98 Khá 57 34,55 56 33,73 Trung bình 12 7,27 49 20,48 Yếu - Kém 0 0 3 1,8 3.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm

Khi tiến hành kiểm tra thì nhận thấy kết quả ở các lớp thí nghiệm số học sinh đạt tỉ lệ điểm khá và giỏi cao hơn nhiều so với tỉ lệ nàu ở các lớp đối chứng.

Các giáo viên áp dụng đề tài đều đánh giá có sự chuyển biến phong cách học tập cũng như tinh thần học tập khi học sinh tiếp nhận phương pháp học tập này. Các em học tập sôi nổi hơn, thảo luận nhiều hơn, hăng hái phát biểu hơn, làm nhiều hơn và chú ý vào bài giảng hơn, kiến thức hiểu sâu và nhớ lâu hơn. Vì vậy, kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng. Đồng thời phương pháp này góp phần giúp giáo viên có thể đánh giá được các em học sinh một cách đầy đủ nhất.

- Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật – Sinh học 11, tôi xác định được hệ thống thí nghiệm trong dạy học phần này làm cơ sở để thiết kế bài tập thực hành thí nghiệm để rèn luyện các kỹ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh.

- Vận dụng quy trình thiết kế bài tập thực hành thí nghiệm, tôi đã thiết kế được 33 bài tập thực hành thí nghiệm và phân thành 4 nhóm tương ứng với việc rèn luyện 4 kỹ năng tư duy thực nghiệm (phân tích thí nghiệm, so sánh kết quả thí nghiệm, phán đoán kết quả thí nghiệm, thiết kế thí nghiệm).

- Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu đã chứng tỏ các bài tập thực hành thí nghiệm đã xây dựng để rèn luyện các kỹ năng tư duy thực nghiệm có hiệu quả và có tính khả thi, khẳng định được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu.

1.2. KIẾN NGHỊ

- Cần tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên các kỹ năng thực hành thí nghiệm.

- Khuyến khích giáo viên khai thác và sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học đồng thời kết hợp với nhiều phương pháp dạy học tích cực khác.

- Cần tăng cường đầu tư trang thiết bị thí nghiệm cho các trường học để hỗ trợ cho quá trình dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm.

- Do hạn chế về mặt thời gian đề tài chỉ mới tiến hành thiết kế và sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy – học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật, nhưng vẫn chưa đầy đủ. Cần tiếp tục nghiên cứu thiết kế và sử dụng bài tập thí nghiệm trong tất cả các phần của chương trình Sinh học ở THPT và triển khai ứng dụng đại trà kết quả nghiên cứu theo hướng này.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chương “chuyển hóa vật chất và năng lượng” phần thực vật– sinh học 11, THPT (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w