Yêu cầu: HS nêu mục đích thí nghiệm, dụng cụ và vật liệu tiến hành thí nghiệm,
mô tả được cách tiến hành thí nghiệm hoặc cách thức bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và giải thích được kết quả thí nghiệm. Đối với dạng bài tập này, HS có thể đưa ra nhiều phương án thí nghiệm khác nhau nhưng nếu đúng đều có thể chấp nhận, đây là một số các bài tập phát huy được tính sáng tạo của học sinh một cách có hiệu quả.
Bài tập 1:
Với các dụng cụ: vài cốc chứa nước, vài cành cây nhỏ có số lá tương đương nhau của cùng một cây, dầu ăn.
Em có thể bố trí được bao nhiêu thí nghiệm chứng minh quá trình thoát hơi nước ?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)
Bài tập 2:
Bạn Nam quan sát thấy trong thiên nhiên có những hiện tượng như ở hình 2.22.
Bạn thắc mắc không biết đó là hiện tượng gì? Em hãy thiết kế thí nghiệm về hiện tượng trên để giải đáp thắc mắc cho bạn Nam.
Hình 2.22 (Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở
thực vật)
Bài tập 3:
Dụng cụ: Lá cây bất kì: 2 lá, giấy tẩm Coban clorua, lam kính, kẹp gỗ, đồng hồ bấm giây. Với các dụng cụ trên, hãy thiết kế thí nghiệm để tìm hiểu tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá. Qua đó rút ra kết luận gì?
Biết rằng, giấy lọc tẩm coban clorua có màu xanh sẽ chuyển sang màu hồng khi thấm nước.
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)
Bài tập 4:
Với các dụng cụ: một ít hạt lúa giống, 3 chậu trồng cây, đất, các loại phân N, P, K. Hãy bố trí thí nghiệm chứng minh vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây.
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi khoáng và nito ở thực vật)
Bài tập 5:
Với các dụng cụ: 2 chậu cây nhỏ, 2 túi polyetylen to và buộc dây (hình 2.23). Cô giáo yêu cầu Lan bố trí thí nghiệm chứng minh hiện tượng ứ giọt và hiện tượng thoát hơi nước. Bạn Lan lúng túng không biết tiến hành như thế nào. Em hãy bố trí thí nghiệm giúp bạn.
(Dùng để dạy, củng cố bài: Trao đổi nước ở thực vật)
Hình 2.23
Bài tập 6:
Sau khi dạy xong phần: ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nito, thấy học sinh vẫn chưa hiểu rõ lắm về vai trò của các nhân tố này, giáo viên bèn đưa cho mỗi nhóm học sinh một túi trong đó có: 4 chậu nhựa nhỏ dùng để trồng cây, các hạt đậu xanh giống, phân bón NPK.
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm hãy thảo luận và thiết kế thí nghiệm để chứng minh vai trò của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nito.
Bạn Nam có ý kiến: “Tớ không cần các dụng cụ của phòng thí nghiệm, chỉ cần một chai nhựa, một cái bong bóng, nước và một vài cành rong là đủ để bố trí thí nghiệm rồi”. Theo em, bạn Nam đã thiết kế thí nghiệm như thế nào từ các dụng cụ đơn giản trên?
(Dùng để dạy, củng cố bài: Quang hợp) Hình 2.24
Bài tập 8:
Dung dịch phenol có màu đỏ khi ở trong môi trường không có CO2 và có màu vàng khi môi trường có CO2.
Em hãy bố trí thí nghiệm chứng minh điều trên khi có các dụng cụ sau: 1 cốc thủy tinh miệng rộng chứa dung dịch phenol, 1 chậu cây nhỏ và 1 chuông thủy tinh kín.
(Dùng để dạy, củng cố bài: Hô hấp)