bày ý kiến trên giấy.
Để nắm bắt tâm tư nguyện vọng và những mong muốn của các em tôi mời những em chưa ngoan lên gặp riêng và hỏi các em nguyện vọng của mình để các em mạnh dạn trình bày, tôi cho các em viết thư hoặc ý kiến vào một tờ giấy mà không cần viết họ tên.
Ví dụ. Tôiđặt những câuhỏi như:
1. Em mong muốn thầy cô và các bạn đối xử như thế nào trước những lỗi của em?
2. Sau khi vi phạm em muốn chữa lỗi bằng cách nào?...
Trước những câu hỏi đó các em đã mạnh dạn viết lên những suy nghĩ của mình. Chẳng hạn như em Nguyễn Thị Sông Hương viết “ Thầy cô và các bạn nên gần gũi và giúp chúng em không cảm thấy mình bị cô lập, bị coi thường, khinh rẻ.” Em Trần Đình Quân viết “ Khi chúng em vi phạm thầy cô không nên dùng những lời lẽ miệt thị, nặng nề để chửi mắng chúng em”…hay như em Trần Quốc Vương có nguyện vọng “ Khi chúng em vi phạm thầy cô không nên kỷ luật mà nên dùng tình yêu thương để dạy dỗ và phạt chúng em bằng hình thức chép phạt nội quy, yêu cầu học bài cũ hoặc lên Thư viện tìm đọc 1 câu chuyện có ý nghĩa và đến giờ sinh hoạt kể lại được câu chuyện và nêu được ý nghĩa của nó, để chúng em nể phục. Vì kỷ luật sau này ảnh hưởng lớn đến nhân cách của chúng em”…
Tôi nghĩ đó là những nguyện vọng rất chính đáng và rất chân thành của các em mà mình phải tôn trọng và làm theo, vì vậy trong thời gian qua tôi cũng đã áp dụng và nhận thấy hiệu quả rất tốt. Kết quả khi đáp ứng đúng nguyện vọng của các em thì các em đã thực hiện tốt và tiến bộ rõ rêt.
Sau khi nhận thấy những tiến bộ của các em tôi lại cho các em viết lên những suy nghĩ của mình khi mình trở thành những học sinh ngoan. Em Nguyễn Sông Hương bày tỏ “Vào đầu năm học lớp 11 em rất chán nản và muốn bỏ học, thường xuyên trốn mẹ đi chơi, nhưng nhờ cô giáo chủ nhiệm tận tình chỉ bảo, đặc biệt em còn nhớ như in lời cô nói từ trước tới nay em như thế nào cô không quan tâm chỉ cần từ giờ trở đi em thực hiện tốt nề nếp thì trong mắt cô em vẫn là học sinh ngoan. Từ đó cô giúp đỡ em rất nhiều và em đã có động lực để học tập tốt hơn, cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Bây giờ nghĩ lại em thấy mình thật may mắn nếu lớp 11 cô giáo chủ nhiệm mắng mỏ, khinh rẻ thì em đã bỏ học. Sau khi đạt được những kết quả cao trong học tập và rèn luyện em rất vui mừng, đó sẽ là món quà ý nghĩa nhất để em dành tặng cho bố mẹ. Em thấy mình cũng đã trưởng thành hơn nhiều sau những vấp ngã. ”
Em Đặng Đình Kiên viết “ Cô à em cảm ơn cô nhiều lắm, em không giỏi văn nên em không biết dùng ngôn từ như thế nào để nói lên những cảm nghĩ của
mình, nhưng em chỉ muốn nói với cô rằng em thực sự vui và không thể ngờ rằng mình lại có thể thay đổi như thế. Thành tích hôm nay của em có một phần công sức không nhỏ của cô và các bạn vì thế em hứa sẽ cố gắng hơn nữa để xứng đáng với những tình cảm mà cô và các bạn dành cho em...”.
Bên cạnh cho các em viết lên ý kiến của mình tôi cũng chủ động viết thư tâm sự với các em đó . Trong số các học sinh cá biệt mà tôi đã từng chủ nhiệm, có em tố chất thông minh, điều kiện kinh tế của gia đình khá giả, nhưng vì mải yêu đương, bỏ bê học hành, thường xuyên mắc lỗi, tôi đã dành thời gian viết thư cho em: “Cũng chính vì em lớn rồi nên cô không muốn mắng em trước lớp, em có sự sĩ diện của mình trước bạn bè. Cô hiểu điều đó. Nhưng cô muốn em có thêm lòng tự trọng. Cô không nhắc em trước lớp là cô tôn trọng em và cô muốn em cũng có thái độ đó đối với cô…Chẳng còn bao lâu nữa, tính trên đầu ngón tay chỉ tròn 9 tháng nữa thôi là cô sẽ chia tay các em. Cô rất muốn mình làm được điều gì đó cho các em. Và điều cô có thể làm được là viết thư này cho em và mong em thay đổi để sau này không phải hối tiếc. Hãy nghe theo lời khuyên của cô P nhé. …” Tôi nhận thấy khi đọc được những lời tâm sự đó của tôi em đã rất xúc động và thay đổi rất nhiều. từ đó đến nay cô trò đã trở nên thân thiết, gần gũi như những người bạn.
7/ Quan tâmđếnhoàn cảnhgiađình học sinh
Không phải tự nhiên mà trẻ trở thành chậm tiến bộ, tôi nghĩ rằng việc hình thành nhân cách của trẻ có ảnh hưởng rất lớn từ gia đình. Một số em do hoàn cảnh gia đình có kinh tế khó khăn hoặc do cha mẹ luôn bất hòa, sống không hạnh phúc hay đánh mắng các thành viên khác trong gia đình, hoặc cũng có những em thiếu thốn tình thương yêu do không có đầy đủ bố mẹ… tất cả điều đó đều dẫn đến ảnh hưởng tâm lý của các em, từ đó nảy sinh những việc làm không lành mạnh. Vì vậy GVCN không chỉ đứng ở cương vị người thầy mà phải biết nhập vai, biết lắng nghe các em nói, tìm hiểu tâm tư của các em, tạo cho các em có cảm giác mình được chia sẻ, cảm thông, được giúp đỡ thì các em sẽ tự giác sửa chữa khuyết điểm, tự giác phấn đấu hơn. Có những học sinh khi mắc khuyết điểm đã nói với bạn bè rằng: không sợ bị kỷ luật, bị phạt mà chỉ sợ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, sợ làm cô giáo buồn…Để làm được điều đó thì việc giáo viên thường xuyên thăm hỏi, động viên gia đình là điều quan trọng.
Ví dụ: Có em học sinh đầu năm học lớp 11 thường xuyên đi học muộn, nhiều hôm không vào được trường lại ra quán Internet. Tôi đã sắp xếp thời gian đến thăm gia đình học sinh này, mới hay em ở với bác, vì bố mẹ em li hôn và giờ mỗi người đang đi làm ăn ở mỗi nơi khác nhau. Vì ít được quan tâm nên em cũng sao nhãng chuyện học hành. Được cô giáo đến thăm nhà, động viên nên em tiến bộ rất nhanh, chấm dứt hiện tượng đi học muộn và tham gia rất tích cực vào các hoạt động của lớp. Còn trường hợp khác là em ánh Ngọc 12D5 vào đầu lớp 10 có ý định bỏ học tôi đã đến tận gia đình tìm hiểu nguyên nhân thì được biết gia đình ở rất xa trường, gia đình thuộc hộ nghèo nhiều năm liền bản thân em đi học nhưng không có nổi một chiếc xe đạp điện, biết vì lí do đó tôi đã có kiến nghị lên Hội khuyến học của nhà trường quan tâm, hỗ trợ em để mua một chiếc xe đạp điện và giờ đây em đã có chiếc xe để phục vụ cho việc đi học.
Trường hợp em Trần Quốc Vương lớp 12A6 năm học 2015 – 2016 lại khác. Trong các buổi học em thường xuyên nghỉ học mà không rõ lí do mặc dù tôi đã yêu cầu khi nào em nào trong lớp ốm đau muốn nghỉ thì bố hoặc mẹ phải gọi điện xin phép, tuy nhiên em nghỉ học rất nhiều nhưng không có ai gọi xin phép. Mấy lần đầu tôi yêu cầu em về bảo phụ huynh gọi điện để trao đổi nhưng em vẫn không nói. Một hôm tranh thủ giờ rảnh tôi đã đến nhà của em thì được biết bố em đã mất mẹ lại đi làm thuê ở xa, giờ em chỉ ở nhà một mình cùng với một người em, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Lúc này em cũng nói thật có nhiều hôm em phải ở nhà để đi làm đồng, cắt cỏ… Biết được hoàn cảnh đó tôi đã động viên em cố gắng khắc phục khó khăn để đi học đầy đủ. Thỉnh thoảng tôi cùng các bạn trong lớp đến nhà em giúp đỡ em làm việc nhà. Từ đó em đi học đầy đủ hơn và kết quả học tập tốt hơn.
Qua những trường hợp cụ thể vừa nêu, tôi thấy việc sắp xếp thời gian đến thăm gia đình học sinh (đặc biệt là những học sinh cá biệt) cũng đem lại nhiều hiệu quả trong công tác chủ nhiệm.