Hiểu được khả năng của mình và nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng cho một
chiến lược cạnh tranh thành công. Lợi nhuận của một công ty cũng như mức giá mà
khách hàng sẵn sàng trả cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty vượt quá các chi phí tương đối của các hoạt động trong chuỗi giá trị, phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả quản lý các hoạt động khác nhau trong chuỗi giá trị. Điều quan trọng cần ghi nhớ rằng về
mặt lý thuyết, các phân tích chuỗi giá trị có thểđược đề cập rất đơn giản, song trong thực tế nó lại tiêu tốn khá nhiều thời gian. Logic và hiệu quả của kỹ thuật phân tích chuỗi giá trịđã được chứng minh và thử nghiệm chặt chẽ, do đó, không yêu cầu người sử dụng phải có kiến thức chuyên sâu như người sáng lập ra mô hình (Macmillan et al, 2000). Bước đầu tiên tiến hành phân tích chuỗi giá trị là xác định cụ thể các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ của công ty. Bước tiếp theo là đánh giá tiềm năng nhằm gia tăng giá trị thông qua các lợi thế chi phí hoặc sự khác biệt. Cuối cùng và là bước công
việc không thể thiếu, đó là các nhà phân tích xác định các chiến lược tập trung vào
những hoạt động cho phép công ty đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững.
Chuỗi giá trị được coi như một danh mục các hoạt
động cần được phân tích kỹ lưỡng trong quá trình
kinh doanh. Phân tích chuỗi giá trị cũng giúp doanh
nghiệp tìm ra năng lực cốt lõi của mình. Thông qua
việc phân tích chuỗi giá trị, công ty có thể theo đuổi các năng lực cốt lõi đặc biệt của mình để từ đó có thể thực hiện chiến lược chi phí thấp hay chiến lược
khác biệt hóa… Sử dụng kỹ thuật phân tích chuỗi
giá trị phù hợp giúp cho việc thực hiện các chiến lược cạnh tranh tổng thể hệ thống
hơn. Các nhà phân tích nên sử dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trịđể nhận định
từng hoạt động kinh doanh góp phần vào xây dựng một chiến lược cạnh tranh cụ
thể. Một công ty có thể có được lợi thế chi phí nếu có khả năng giảm chi phí của từng hoạt động trong chuỗi giá trị hoặc chuỗi giá trị về cơ bản được cấu hình lại, thông qua
những thay đổi cấu trúc trong các hoạt động. Một trong những bất cập của mô hình
chuỗi giá trị, đó là các chi phí của các hoạt động khác nhau trong chuỗi giá trị cần phải
được tập hợp vào một hoạt động. Bên cạnh hệ thống chi phí chung, chỉ có một số hoạt
nhà phân tích phải đặc biệt chú ý, đó là quan điểm của khách hàng về giá trị. Các
khách hàng của công ty có thể xem xét giá trị một cách khái quát, do đó làm cho quá
trình đánh giá các hoạt động trong chuỗi giá trị trong mối quan hệ với tổng giá trị là một khó khăn. Các nhà phân tích cần lưu ý rằng lợi thế khác biệt tổng thể có thể là kết quả của bất kỳ hoạt động nào trong chuỗi giá trị. Một lợi thế về sự khác biệt có thểđạt
được bằng cách thay đổi các hoạt động riêng lẻ trong chuỗi giá trịđể tăng tính độc đáo cho sản phẩm cuối cùng hoặc dịch vụ của công ty, hoặc bằng cách cài đặt lại cấu hình chuỗi giá trị của công ty.
Lưu ý rằng trong một công ty kinh doanh đa ngành, phân tích chuỗi giá trị sẽ phù hợp
ở cấp độ nhóm sản phẩm, chứ không phải ở cấp độ chiến lược của công ty. Nó là rất quan trọng đối với các công ty có khả năng kiểm soát và thực hiện hầu hết các khả
năng của mình. Cùng với việc sử dụng nguồn lực bên ngoài (outsourcing), các công ty
tiến bộ đang ngày càng làm cho chuỗi giá trị của họ hoạt động mềm dẻo hơn và tổ
chức của họ ngày càng linh hoạt hơn. Khái niệm sử dụng nguồn lực bên ngoài, từ rất lâu đã được biết đến không chỉ là giải pháp tạm thời mà là định hướng chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Nó giúp doanh nghiệp không chỉ hạ thấp chi phí, mà còn nâng cao năng lực cốt lõi, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu
rủi ro. Câu hỏi quan trọng đặt ra là các công ty sẽ tìm nguồn cung ứng bên ngoài cho
hoạt động nào trong chuỗi giá trị. Việc phân tích có hệ thống các hoạt động của chuỗi giá trị có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quyết định sử dụng nguồn lực bên ngoài nào cho hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là phải có một hiểu biết sâu sắc những điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong từng hoạt động về chi phí và các yếu tố khác biệt.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng, tùy theo loại hình công ty và ngành nghề kinh doanh
mà hoạt động của chuỗi giá trị cũng rất khác nhau. Đối với các công ty với các hệ
thống phức tạp như IBM, Accenture và Cisco…, chuỗi giá trị của một thành viên
không thể cung cấp tất cả các sản phẩm và dịch vụ từ khi bắt đầu đến khi kết
thúc. Hoạt động marketing trong các công ty này là tập trung vào việc dàn xếp với các
đối tác chủ chốt và các đồng minh cần phải hợp tác với nhau như thế nào. Ví dụ, cài
đặt hệ thống ERP của SAP đòi hỏi sự tham gia trực tiếp từ các công ty như HP,
Oracle, Accenture, cùng với sự tham gia gián tiếp của các công ty như EMC, Cisco và
Microsoft và sự hợp tác giữa các phòng ban trong công ty.
Cần đặc biệt lưu ý rằng các chuỗi giá trị của các công ty đã trải qua nhiều thay đổi
trong hai thập kỷ qua, do môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng. Công nghệ
thông tin và Internet đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi một số
phần và đầu mối giữa các bộ phận của chuỗi giá trị trong công ty. Hơn nữa quản lý nguồn nhân lực ngày càng trở thành một tài sản quan trọng trong chuỗi giá trị, có sự đóng góp to lớn vào lợi thế cạnh tranh. Liên minh chiến lược cũng trở thành một phần không thể thiếu của chuỗi giá trị.Ví dụ, IBM một thời đã tham gia vào liên kết theo chiều dọc về phía sau với các ngành công nghiệp ổđĩa và liên kết theo chiều dọc về
phía trước với các dịch vụ tư vấn và các ngành công nghiệp phần mềm máy tính (Hill
et al, 2007).Cùng với sự biến động của môi trường kinh doanh, IBM đã có hơn 400
liên minh chiến lược năm 2003 (Thompson et al, 2003). Ở đây, các phân tích chuỗi
đối tác có thể cung cấp cho nhau (Pathania Jain, 2001). Điều quan trọng cần lưu ý là nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của một công ty trong phân tích chuỗi giá trị. Lợi thế
cạnh tranh của IBM, chẳng hạn như: phát triển sâu, rộng và trải rộng trên toàn cầu
(Rai, 2006) và sự trung thành của khách hàng.
Cuối cùng, các nhà phân tích nên tìm hiểu những tác động tới hoạt động quản lý do
việc sử dụng nguồn lực bên ngoài có thể mang lại. Quyết định hoạt động của chuỗi giá trị trong công ty sẽđịnh hình cơ cấu tổ chức của công ty. Hơn nữa các quyết định này sẽ xác định các loại kỹ năng quản lý mà các công ty có thể cần phải phát triển để tồn