1.1. Kiến thức
- Học sinh biết: Chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc và mục
đích của những chính sách ấy. Những chuyển biến kinh tế, văn hoá, xã hội nước ta thời Bắc thuộc.
- Học sinh hiểu: Chính quyền phong kiến phương Bắc truyền Nho giáo vào nước ta nhằm mục đích gì? Mục đích đó có thực hiện được không?
- Học sinh vận dụng: Giải thích tại sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói và
phong tục tập quán của mình trước sự đồng hoá của phong kiến phương Bắc.
1.2. Tư tưởng
- Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hoá, giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.
1.3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp kiến thức lịch sử.
1.4.
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung
+ Năng lực tự học: Phát hiện kiến thức cơ bản trong SGK. Khả năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh, liên hệ.
+ Năng lực sáng tạo: Chính sách đô hộ của phong kiến đã tác động đến nước ta như thế nào? Chúng ta có bị đồng hoá không? Tại sao?
+ Năng lực hợp tác
Kĩ năng làm việc theo nhóm, tập thể để giải quyết một nhiệm vụ học tập Khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện sự kiện, hiện tượng, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, giải thích, đánh giá.
+ Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH2.1. Chuẩn bị của giáo viên 2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh và tư liệu liên quan đến bài học
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách vở, đồ dùng học tập. - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.