Tổng kết về Trường PHCNVDN Tiên Lữ 1) Kết quả

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc cho trẻ em khuyết tật tại trường phục hồi chức năng và dạy nghề cho trẻ khuyết tật tiên lữ, hưng yên (Trang 29 - 32)

3.1) Kết quả

Nhìn chung Trường PHCNVDN Tiên Lữ thực hiện khá tốt những quy định, chính sách với TEKT:

- Với sự quan tâm, giúp đỡ từ Đảng, nhà nước cùng với sự phấn đấu, nỗ lực của nhân dân, chính quyền địa phương và chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên đã được những thành quả đáng khích lệ.

- Trường PHCNVDN Tiên Lữ luôn đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ, chính sách đối với các em học sinh KT.

- Công tác tiếp nhận và quản lý và chăm sóc đối tượng được thực hiện chặt chẽ.

- Nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh, sở, ban ngành liên quan

- Các khoản trợ cấp, nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài đều được oocng khai minh bạch. Những món quà hảo tâm được trao tận tay các đối tượng.

3.2) Thuận lợi và khó khăn

a) Thuận lợi

chơi ngoài trời rộng, thoáng rất phù hợp với công tác giáo dục cho trẻ KT ở nội trú.

- Là cơ sở phục hồi chức năng khép kín, toàn diện cả về thể chất, tinh thần, lao động sản xuất và công tác xã hội, cơ sở hạ tầng cơ bản đã bố trí sử dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu cần được trợ giúp của trẻ KT.

- Cơ sở hạ tầng, trang trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đáp ứng được nhu cầu giáo dục cho trẻ em KT.

- Tập thể cán bộ nhân viên đoàn kết, nhiệt huyết với nghề và giầu kinh nghiệm PHCN cho trẻ KT.

b) Khó khăn

- Do đối tượng lớn nên đôi khi việc giải quyết các hồ sơ và thủ tục cho đối tượng còn chậm, nhiều khi rà soat các đối tượng vẫn còn bị bỏ sót.

- Trình độ học vấn của người dân còn thấp nên nhiều khi còn nhiều sai sót trong khí làm hồ sơ.

- Việc tuyên truyền chức năng nhiệm vụ của ngành CTXH cũng như cung cấp các dịch vụ CTXH cho các đối tượng tại cộng đồng còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất được đầu tư nhưng chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của đối tượng.

- Một bộ phận nhỏ các gia đình và cá nhân thụ hưởng chính sách còn tồn tại tâm thế ỷ lại chông trờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức xã hội mà không chịu vươn lên trong cuộc sống . III) Kết luận

4. Kết luận

Việc chăm sóc trẻ em để giúp các em được phát triển toàn diện cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần luôn là điều quan trọng, được liệt vào mục tiêu thiết yếu hàng đầu của quốc gia. Bởi lẽ 1 đất nước có vững mạnh và phát triển được hay không thì phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhân lực, đặc biệt là các thế hệ trẻ.

Tuy nhiên vẫn có những đứa trẻ thiệt thòi khi bị khuyết tật, không những làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính các em mà còn đến cả các chính sách an sinh của quốc gia nhưng với phương châm “ phát triển công bằng và vững mạnh” thì Đảng và Nhà nước vẫn luôn cố gắng mang lại những gì tốt nhất có thể để giúp các em bị khuyết tật có thể phát triển.

đã góp phần thúc đẩy sự công bằng của các đối tượng là trẻ em khuyết tật. Trong quá trình hoạt động trường đã tạo được nhiều dấu ấn quan trọng với cả các em khuyết tật và cộng đồng và không ngừng nỗ lực để nâng cao chuyên môn cũng như cơ sở vật chất hạ tầng.Tuy nhiên không thể tránh khỏi những khó khăn nhưng bằng sự quyết tâm của chính quyền và các thầy cô trong Trường, các khó khăn ấy từng bước được đẩy lùi.

Bài tiểu luận được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu thứ cấp về các hoạt động chăm sóc trẻ em khuyết tật của Trường PHCNVDN Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Chính vì vậy có nhiều cơ sở hoặc dữ liệu chưa thể kiểm duyệt chính xác hay có mức độ tin cậy cao.

Mặc dù đây chưa hẳn đã là những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại nhưng tôi hy vọng rằng với việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, tiểu luận này sẽ góp phần thiết thực, tạo ra những cơ sở nhất định cho việc xây dựng chiến lược lâu dài trong phát triển ngành Công tác xã hội ở Việt Nam.

5. Giải pháp

- Thứ nhất cần tổ chức nhiều lớp nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho nhân viên CTXH, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực CTXH chuyên nghiệp bổ sung. Ngoài ra cần nhanh chóng nhìn nhận, đánh giá đúng về ngành nghề CTXH để có thể giúp tăng cả chất lẫn số lượng NVCTXH cũng như giúp xã hội ngày càng phát triển.

- Có các chính sách để thu hút các nhân tài, những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành CTXH vào làm ở các cơ sở liên quan đến làm việc với trẻ bị khuyết tật.

- Trang bị cho NVCTXH không chỉ kiến thức về ngành của mình mà còn trang bị cả kiến thức về y học ở mức độ cơ bản khi làm việc với trẻ khuyết tật.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức tại cộng đồng về PHCN và giáo dục cho người KT.

- Cần xây dựng và phát triển song song mô hình giáo dục chuyên biệt,bán hòa nhập và giáo dục hòa nhập cho trẻ KT.

- Đánh giá phân loại KT theo ICF, trên cơ sở đó phải có sự lựa chọn mô hình can thiệp, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục phù hợp với từng trẻ KT.

- Tăng cường đầu tư, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Thông qua tuyển dụng giáo viên chuyên ngành, chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục trẻ KT, tổ chức tập huấn, tham gia tập huấn, mời chuyên gia trong và ngoài nước tiến hành tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên làm việc với trẻ KT.

- Cần phát hiện sớm, can thiệp sớm để nâng cao chất lượng can thiệp cho trẻ. Phối hợp chặt chẽ với các trường hòa nhập trong công tác đưa trẻ ra hòa nhập.

- Phối, kết hợp tốt các nguồn lực gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục trẻ KT. Luôn gần gũi, quan tâm, chia sẻ và nắm bắt kịp thời diễn biến tâm lý của trẻ để có tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho trẻ.

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng, gia đình của TEKT và chính TEKT để có thể hỗ trợ các em.

- Cần thường xuyên theo dõi và đánh giá để có định hướng phát triển hoặc thay đổi các hoạt động chăm sóc TEKT phù hợp

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc cho trẻ em khuyết tật tại trường phục hồi chức năng và dạy nghề cho trẻ khuyết tật tiên lữ, hưng yên (Trang 29 - 32)

w