Các dịch vụ trẻ em khuyết tật mà Trường PHCNVDN Tiên Lữ cung cấp

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc cho trẻ em khuyết tật tại trường phục hồi chức năng và dạy nghề cho trẻ khuyết tật tiên lữ, hưng yên (Trang 26 - 29)

cung cấp

a) Về giáo dục:

Căn cứ Luật giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Căn cứ Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tổ chức dạy văn hóa hết chương trình tiểu học cho trẻ em khuyết tật từ 06-16 tuổi theo quy định thống nhất của Viện Khoa học giáo dục- Bộ giáo dục và Đào tạo và theo quy định khác của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Tổ chức học văn hóa, học nghề: Trường đảm bảo cho trẻ em đang nuôi dưỡng được học văn hóa, học nghề và phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 1 điều 9 Nghị định số 672007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính Phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

Tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ em khuyết tật và người khuyết tật từ 13 tuổi trở lên.

Trường gồm các lớp dạy học và dạy nghề như:

- Lớp dạy nghề cắt may

- Lớp dạy nghề tin học

- Lớp học văn hóa

- Lớp học can thiệp sớm

Hình ảnh về 1 buổi học cắt, may tại Trường PHCNVDN Tiên Lữ

b) Chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật tại Trường PHCNVDN Tiên Lữ Nhà trường cung cấp dịch vụ về công tác xã hội theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP bao gồm:

- Tư vấn, tham vấn để giải quyết sự căng thẳng về quan hệ, tình cảm và trợ giúp tiếp cận các dịch vụ xã hội, tổ chức các cuộc tiếp xúc và trao đổi để tìm ra khó khăn và cách thức giải quyết khó khăn, trợ giúp về thức ăn và chỗ ở tạm thời, hỗ trợ khám, chữa bệnh và học tập, trợ giúp học nghề, tìm và tạo việc làm, nâng cao thu nhập và vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa, tinh thần.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ liên quan ở cộng đồng, thành viên các gia đình có người khuyết tật để họ tự giải quyết các vấn đề phát sinh và vượt qua hoàn cảnh khó khăn.

- Tổ chức các hoạt động trợ giúp cộng đồng, nâng cao năng lực phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực thông qua các chương trình, dự án, tổ chức thực hiện kế hoạch có sự tham gia của người dân, người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ emm khuyết tật, thúc đẩy cộng đồng phát triển.

- Trường PHCNVDN Tiên Lữ đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức cho người dân. Từ các nội dung chủ đề về phòng ngừa khuyết tật, phục hồi chức năng cho NKT, các hoạt động truyền thông của ngành đã thu hút được sự chú ý của cọng đồng đặc biệt là

những em học sinh KT, khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động phục hồi chức năng tại trường.

- Tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo sự tiếp cận với các dịch vụ y tế của NKT tại các cơ sở khám chữa bệnh. Bảo đảm NKT được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng,xây dựng và áp dụng các chính sách ưu tiên, ưu đãi NKT về sử dụng dịch vụ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh.

- Xây dựng, triển khai và cung cấp các dịch vụ y tế nhằm giảm thiểu và phòng ngừa khuyết tật, triển khai các dịch vụ phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ trước khi sinh, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi. Tuyên truyền tư vấn, cung cấp chăm sóc sức khỏe sinh sản. Triển khai thực hiện chương trình can thiệp, phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dịch vụ trợ giúp NKT

c) Phục hồi chức năng

- Phối hợp lồng ghép các chiến dịch truyền thông và chương trình y tế để thu hút các phụ huynh tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NKT tại cộng đồng.Trường đã xây dựng 1 mạng lưới cán bộ chuyên trách theo dõi công tác phục hồi chức năng từ trường tới gia đình

- Trường PHCNVDN có nhiều cố gắng trong việc đầu tư máy móc, trang thiết bị như máy phục hồi chức năng chi trên , máy xoa bóp toàn thân đa chức năng, máy chiếu tia hồng ngoại, xe đạp tự luyện, máy tập chạy,..

- Trường đã phối hợp với Trung tâm PHCN đầu ngành để cử các cán bộ tham gia các khóa học ngắn hạn, các lớp chuyên khoa về PHCN ….Tuy nhiên, do lực lượng cán bộ trình độ chuyên môn sâu nói chung và các cán bộ làm công tác phục hồi chức năng nói riêng ở trường còn thiếu nên việc triển khai các nhiệm vụ còn nhiều khó khăn.

- Mỗi năm có hàng chục em được phẫu thuật chỉnh hình, trợ giúp phục hồi chức năng, cung cấp xe lăn, dụng cụ chỉnh hình miễn phí. Ngoài ra, ngành trường còn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều lớp tập huấn triển khai chương trình phát hiện sớm khuyết tật và phục hồi chức năng dựa vào cộn đồng cho cán bộ tuyến huyện.

- Củng cố các đơn vị phục hồi chức năng tại các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến tỉnh, huyện và tăng cường nhân viên y tế chuyên trách phục hồi chức năng tại trạm y tế cơ sở.

- Triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, tăng cường trang thiết bị và dụng cụ luyện tập phục hồi chức năng cho các cơ sở phục hồi chức năng.

Lớp học can thiệp sớm tại trường PHCNVDN Tiên Lữ

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc cho trẻ em khuyết tật tại trường phục hồi chức năng và dạy nghề cho trẻ khuyết tật tiên lữ, hưng yên (Trang 26 - 29)

w