Quy trình thanh toán bằngL/C tại VCB CT

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích tình hình hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ (Trang 48)

Hình 4: Quy trình xuất khẩu bằngL/C

Quy trình nghiệp vụ bắt đầu khi VCB – CT nhận được bảng SWIFT, thanh toán viên của VCB – CT sẽ giải mã, kiểm tra tính chân thật 2 bảng L/C từ Ngân hàng mở L/C gởi sang. Sau đó sẽ đưa vào hồ sơ L/C để lưu.

Sau khi kiểm tra L/C , VCB – CT sẽ thông báo và gởi 1 L/C cho công ty xuất khẩu, trên bảng này VCB – CT sẽ ghi câu lưu ý công ty “Xin xem kỹ điều kiện của L/C, nếu có điểm nào bất hợp lệ xin tu chỉnh sớm” (Please read carefully the terms and corditions of this letter of credit and amerd as soon as possible if any) và yêu cầu xuất trình đầy đủ chứng từ trong L/C quy định. Nếu L/C có tu chỉnh thì VCB – CT kiểm tra lại L/C.

Khi công ty xuất trình chứng từ, Ngân hàng nhận và kiểm tra. Nếu chúng bất hợp lệ thì gởi trả lại sửa đổi, nếu chúng hợp lệ thì lập phiếu kiểm tra chứng từ

Tu Chỉnh

L/C

Sửa đổi Tiếp nhận và kiểm tra L/C

Vào hồ sơ L/C

Thông báo L/C cho tổ chức Xuất Khẩu

Nhận và kiểm tra chứng từ hợp lệ

Chỉ thị cho NH nước ngoài thanh toán

Báo cáo cho đơn vị XK

Kết thúc bộ chứng từ Bất hợp lệ hợp lệ hợp lệ Bất hợp lệ

xuất khẩu (Documents examinationlist) gởi cho Ngân hàng mở L/C và chờ thanh toán bằng điện toán. Phiếu kiểm tra chứng từ xuất khẩu nêu lên chi tiết số lượng từng văn bản cần cho bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C, ngoài ra còn phải cộng thêm mỗi loại chứng từ một bản để cho VCB – CT lưu hồ sơ.

Sau khi nước ngoài thanh toán tiền về, dựa vào điện toán báo cáo có vào tài khoản và báo cáo nợ về việc thu phí cho công ty xuất khẩu.

Đến đây thì quy trình xuất khẩu bằng L/C kết thúc.

Hình 5: Quy trình nhập khẩu bằng L/C

VCB – CT nhận đơn xin mở L/C của công ty nhập khẩu. Căn cứ vào đơn và hợp đồng ngoại thương thanh toán viên kiểm tra L/C nếu có sai sót thì yêu cầu chỉnh sửa lại.

Từ chối thanh toán Nhận đơn xin mở L/C

NH xem xét khả năng thanh toán của đơn vị NK

Tiến hành mở L/C

Gửi cho đơn vị XK, thông báo cho NH ở nước XK

Nhận bộ chứng từ giao hàng và kiểm tra bộ chứng từ

Thanh toán cho nhà XK

Gởi bộ chứng từ cho nhà NK và yêu cầu nhà NK thanh toán

Bất hợp lệ hợp lệ

Thanh toán viên của VCB – CT sau khi kiểm tra sẽ đem lên phòng tín dụng để xem xét khả năng thanh toán và sự tín nhiệm của đơn vị nhập khẩu để xác định mức ký quỹ (mức ký quỹ đối với khách hàng mới 100% đối với khách hàng thân thiết có thể là 10%, 20%,…). Điều này sẽ do phòng tín dụng đề xuất và lãnh đạo duyệt.

Tất cả các hồ sơ: đơn mở L/C, hợp đồng được nộp ở phòng thanh toán quốc tế để tiến hành mở L/C và thu phí. Thanh toán viên phải xử lý theo các bước sau:

Gửi L/C cho đơn vị xuất khẩu, thông báo cho Ngân hàng thông báo L/C. L/C này phải mở chi tiết in ra và trình cho lãnh đạo phòng thanh toán quốc tế kiểm tra lại, bổ sung đầy đủ, sau đó đưa giám đốc duyệt mới được chuyển đi nước ngoài theo dạng SWIFT.

Gởi cho công ty nhập khẩu bản sao để họ thảo luận trực tiếp với bên xuất khẩu. Lập hồ sơ L/C đưa vào sổ sách và máy tính những yếu tố cần thiết để theo dõi L/C. Tiến hành thu tiền ký quỹ và phí mở L/C từ công ty nhập khẩu.

Sau khi nhận chứng từ giao nhận hàng, VCB – CT chờ chứng từ về kiểm tra dựa trên điều khoản của L/C. Sau 7 ngày làm việc Ngân hàng thanh toán theo chỉ dẫn của Ngân hàng thông báo để trả tiền cho nhà xuất khẩu (nếu chứng từ bất hợp lệ thì Ngân hàng thông báo và nêu rõ nguyên nhân từ chối thanh toán).

Khi bộ chứng từ hợp lệ, Ngân hàng chấp nhận trả tiền trên hối phiếu và thông báo cho bên nhập khẩu để nhận hàng, đồng thời tiến hành thu điểm phí, thủ tục phí thanh toán,…

Đến đây kết thúc quy trình nhập khẩu bằng L/C.

4.1.2. Phân tích thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

ØThanh toán hàng xuất khẩu

BẢNG 2: TÌNH HÌNH THANH TOÁN L/C XUẤT KHẨU TẠI VCB – CT TRONG 3 NĂM 2006, 2007 VÀ 2008

Năm % tăng giảm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Tổng số L/C xuất thanh toán (Món) 2.603 1.430 950 - 45,06 - 33,57 Tổng trị giá (Ngàn USD) 240.230 137.295 167.273 - 42,85 21,83

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế - VCB)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, số lượng L/C qua các năm ngày càng giảm nhưng giá trị thanh toán lại có sự tăng giảm không đồng đều và cụ thể như sau:

Năm 2007 số lượng L/C xuất khẩu thanh toán sụt giảm đáng kể so với năm 2006 đồng thời trị giá thanh toán cũng giảm theo đó. Nguyên nhân làm giảm này là do các khách hàng xuất khẩu mặt hàng thủy sản bằng phương thức L/C đã giảm rất nhiều so với năm 2006 vì trong giai đoạn này ngành thủy sản cũng đã gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang các nước.

Năm 2008 số luợng L/C xuất khẩu thanh toán giảm so với năm 2007 là 33,57% nhưng giá trị thanh toán lại tăng lên rõ rệt là 21,83%. Do thị trường xuất khẩu hàng hóa đặc biệt trong ngành thủy sản năm 2008 đã phần nào trở lại hoạt động bình thường và có khuynh hướng phát triển cao hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, số lượng L/C trên thực tế cũng đã giảm đi rất nhiều vì trong hiện tại ngày càng nhiều Ngân hàng ra đời nên sự cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn.

2.603 1.430 950 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 2006 2007 2008 Tổng số L/C xuất khẩu thanh toán

Hình 6: Tổng số L/C xuất khẩu thanh toán

ØThanh toán hàng nhập khẩu

BẢNG 3: TÌNH HÌNH THANH TOÁN L/C NHẬP KHẨU TẠI VCB – CT TRONG 3 NĂM 2006, 2007 VÀ 2008

Năm % tăng giảm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Tổng số L/C nhập thanh toán (Món) 308 244 132 - 20,78 - 45,9 Tổng trị giá (Ngàn USD) 184.375 219.311 250.664 18,95 14,3

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế - VCB)

Qua các năm 2006, 2007 và 2008 ta thấy trong các giao dịch hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ có sự biến động lớn về số lượng thanh toán vì năm sau giảm hơn so với năm trước rất nhiều. Tuy nhiên trị giá thanh toán lại tăng đều qua các năm và cụ thể như sau:

Năm 2007 số lượng L/C thanh toán là 244 giảm 20,78% song giá trị thanh toán lại tăng 18,95% so với năm 2006. Nguyên nhân làm giảm số lượng L/C này là do khách hàng ngày càng tin tưởng nhau hơn nên phương thức thanh toán bằng L/C cũng được thay thế bằng các phương thức khác (dựa vào bảng 6 – Cơ cấu

các phương thức thanh toán quốc tế tại VCB – CT và bảng 7 – Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại VCB – CT). Tuy nhiên giá trị thanh toán lại tăng lên đột biến là do các khách hàng nhập khẩu gỗ với số lượng lớn trong năm 2007 đã làm tăng tổng giá trị của các L/C.

Năm 2008 cũng vẫn giảm đi so với năm 2007 tuy nhiên giá trị thanh toán lại tiếp tục tăng. Nguyên nhân giá trị thanh toán tăng là do các khách hàng nhập khẩu máy móc thiết bị tăng dẫn tới việc tăng tổng giá trị L/C cho Ngân hàng.

Nhìn chung, qua bảng số liệu ta thấy hoạt động thanh toán nhập khẩu trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 tuy số lượng L/C thanh toán giảm nhưng tổng giá trị thanh toán lại tăng nhiều làm cho lợi nhuận từ việc thanh toán cũng tăng qua các năm. Nguyên nhân chính của việc giảm số lượng xin mở L/C là do không có các khách hàng tiêu dùng để mua bán thương mại mà chủ yếu là nhập nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất đồng thời do sự biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thế giới và sự biến động tỷ giá làm cho giá nguyên phụ liệu tăng cao. Vì thế hiện nay các đơn vị chủ trương mua nguyên phụ liệu trong nước nhằm giảm bớt chi phí và chính điều này đã ảnh hưởng rất nhiều tới doanh số thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng.

308 244 132 0 50 100 150 200 250 300 350 2006 2007 2008 Tổng số L/C nhập khẩu thanh toán

ØSo sánh giữa nghiệp vụ hàng xuất và nghiệp vụ hàng nhập

BẢNG 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN L/C TỪ 2006 ĐẾN 2008

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

STT Chỉ tiêu Số lượng Giá trị (ngàn USD) Số lượng Giá trị (ngàn USD) Số lượng Giá trị (ngàn USD) 1 L/C xuất 2.603 240.230 1.430 137.295 950 167.273 2 L/C nhập 308 184.375 244 219.311 132 250.664 Tổng cộng 2.911 424.605 1.674 356.606 1.082 417.937

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế - VCB)

BẢNG 5: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI L/C QUA CÁC NĂM

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

STT Chỉ tiêu Số lượng (%) Giá trị (%) Số lượng (%) Giá trị (%) Số lượng (%) Giá trị (%) 1 L/C xuất 89,42 56,58 85,42 38,5 87,8 40,02 2 L/C nhập 10,58 43,42 14,58 61,5 12,2 59,98 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế - VCB)

Trong hai loại L/C thì ta có thể thấy được rằng L/C hàng xuất tuy lớn hơn về mặt số lượng nhưng về mặt giá trị lại nhỏ hơn nhiều so với L/C hàng nhập, trong khi L/C hàng xuất có số lượng và tổng giá trị giảm dần thì L/C hàng nhập lại có giá trị tăng lên đáng kể, tuy nhiên, trong 3 năm qua cũng vẫn có sự biến động mặc dù không lớn nhưng cũng đã ảnh hưởng đến phần nào hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, cụ thể như sau:

Tỷ trọng về số lượng L/C hàng nhập năm 2007 đã tăng hơn so với năm 2006 từ 10,58% tăng lên 14,58% nhưng đến năm 2008 tỷ trọng đó lại giảm đi từ 14,58% giảm xuống còn 12,2% và đây chính là điều mà Ngân hàng cần quan tâm với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay của các Ngân hàng hàng loạt ra đời. Song song đó thì tỷ trọng giá trị thanh toán hàng nhập của năm 2007 cũng tăng hơn so

với năm 2006 từ 43,42% tăng lên 61,5% nhưng năm 2008 tỷ trọng giá trị đó cũng đồng thời giảm đi so với năm 2007 từ 61,5% giảm xuống còn 59,98%. Sự biến động này phản ánh đúng thực trạng chung của nền kinh tế nước ta nói chung và Cần Thơ nói riêng là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, bên cạnh đó các doanh nghiệp nhập chủ yếu là nguyên phụ liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh do đó tổng giá trị của các L/C này thường rất lớn nên làm cho tỷ trọng của L/C hàng nhập lớn hơn L/C hàng xuất. Bên cạnh đó, lượng L/C hàng xuất tăng giảm không đều là do khách hàng chủ yếu của VCB – CT trên lĩnh vực này là các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủy sản mà trong những năm vừa qua do rất nhiều nguyên nhân nên mặt hàng thủy sản đã gặp rất nhiều biến động cả trong nước cũng như thị trường trên thế giới do đó các doanh nghiệp cũng giảm bớt việc xuất khẩu mặt hàng này nên làm cho lượng L/C xuất giảm nhiều. Ngoài ra nguyên nhân chủ quan về phía Ngân hàng đã có chủ trương tìm kiếm những khách hàng mới mà bỏ quên những khách hàng cũ đã làm cho một số doanh nghiệp chấm dứt quan hệ thanh toán.

4.1.2.2 Đánh giá thực trạng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VCB – CT tại VCB – CT

ØPhân tích tỷ trọng thanh toán tín dụng chứng từ trong cơ cấu thanh toán quốc tế tại VCB – CT

BẢNG 6: CƠ CẤU CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VCB - CT

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

STT Phương thức Số lượng Giá trị (ngàn USD) Số lượng Giá trị (ngàn USD) Số lượng Giá trị (ngàn USD) 1 TTR 3.298 194.895 2.329 154.980 2.069 180.487 2 Nhờ thu 1.177 77.751 1.363 91.883 1.241 83.653 3 L/C 2.911 424.605 1.674 356.606 1.082 417.937 Tổng cộng 7.386 697.251 5.366 603.469 4.392 682.077

BẢNG 7: TỶ TRỌNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VCB - CT

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

STT Phương thức Số lượng (%) Giá trị (%) Số lượng (%) Giá trị (%) Số lượng (%) Giá trị (%) 1 TTR 44,65 27,95 43,4 25,68 47,1 26,46 2 Nhờ thu 15,94 11,15 25,4 15,23 28,26 12,26 3 L/C 39,41 60,9 31,2 59,09 24,64 61,28 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế - VCB)

Từ bảng cơ cấu và tỷ trọng các phuơng thức thanh toán tại VCB – CT qua các năm 2006, 2007 và 2008 ta có thể nhận thấy rằng phương thức chuyển tiền là phương thức có số lượng giao dịch lớn nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các giao dịch thanh toán quốc tế tại NH, kế đó là các giao dịch L/C và cuối cùng là nhờ thu. Nguyên nhân phương thức chuyển tiền luôn chiếm số lượng cao nhất là do phương thức này không đòi hỏi thủ tục rườm rà, chi phí thấp và thời gian xử lý nhanh chóng, điều này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có giá trị thanh toán thấp.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có số lượng thấp hơn phương thức chuyển tiền là do phương thức này đòi hỏi nhiều thủ tục hơn, phải có sự am hiểu của khách hàng khi đến giao dịch trong khi đó các doanh nghiệp trong khu vực đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có kinh nghiệm trong việc mở và thanh toán L/C. Mặt khác, do uy tín của các doanh nghiệp chưa cao trên thương trường thế giới nên các đối tác của họ cũng dè dặt trong việc chọn phương thức thanh toán. Tuy nhiên, L/C lại là phương thức có tổng giá trị giao dịch lớn nhất trong cơ cấu các giao dịch thanh toán tại VCB – CT, nguyên nhân là do các doanh nghiệp lựa chọn phương thức thanh toán tại Ngân hàng đa số là các doanh nghiệp lớn, có uy tín và các giao dịch thường có giá trị lớn dẫn đến tổng giá trị giao dịch của phương thức này là cao nhất.

Trong khi đó, phương thức nhờ thu với chi phí cao mà thời gian thu hồi lại chậm, rủi ro cao cho bên xuất khẩu so với phương thức L/C nên phương thức này luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất qua các năm trong cơ cấu thanh toán quốc tế của VCB – CT. Đây cũng là đặc điểm chung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, phương thức nhờ thu vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần làm đa dạng hóa các phương thức thanh toán quốc tế tại VCB – CT.

4.1.2.3 Thực trạng thanh toán bằng tín dụng chứng từ của VCB – CT so với các Ngân hàng khác như: EIB – CT và IVB – CT: so với các Ngân hàng khác như: EIB – CT và IVB – CT:

BẢNG 8 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THANH TOÁN BẰNG L/C TRONG 3 NĂM 2006, 2007 VÀ 2008 TẠI IVB – CT

L/C hàng nhập L/C hàng xuất Năm Số lượng (món) Giá trị (1000USD) Số lượng (món) Giá trị (1000USD) 2006 28 43.004 111 10.499 2007 24 47.556 86 9.506 2008 16 59.199 140 11.951

(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế - IVB)

Từ bảng số liệu ta thấy hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ trong 3 năm gần đây tăng tương đối nhanh. Mặc dù những năm qua là năm có sự chuyển

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích tình hình hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ (Trang 48)