Do đặc điểm của hoạt động tín dụng TTXNK dựa trên các hợp đồng xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp thực hiện đi vay nhằm bổ sung vốn lưu động để sản xuất nên các doanh nghiệp luôn thu về nguồn tiền theo hợp đồng đúng kỳ hạn. Mặt khác hầu hết các khách hàng của ngân hàng đều là những doanh nghiệp có uy tín nên ngân hàng luôn có nguồn thu nợ ổn định và đúng kỳ hạn.
Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Tín Dụng ngân hàng Eximbank Cần Thơ)
Chỉ Tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền % Số Tiền % Thủy sản 38.913 37,3 255.902 50,9 289.546 34,0 216.989 557,6 33.644 13,2 Phân bón, vật tư NN 18.473 17,0 98.037 19,5 111.504 13,1 79.564 430,7 13.467 13,7 Lương thực 31.506 30,2 102.562 20,4 384.733 45,2 71.056 225,5 282.171 895,6 Các ngành khác 17.519 15,5 46.253 9,2 65.396 6,6 28.734 164,0 19.143 41,4 Tổng DSTN 104.325 100,0 502.754 100,0 851.179 100,0 398.429 381,9 348.425 69,3
Trong ba năm qua tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của các ngành nghề kinh tế có nhiều biến động. Hoạt động xuất khẩu vẫn tăng về sản lượng nhưng vấp phải nhiều quy định khó khăn từ các nước nhập khẩu. Còn nhập khẩu, giá cả và nhu cầu tiêu thụ một số mặt hàng nhập khẩu tăng vọt như xăng dầu, sắt thép xây dựng, các loại nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu,... Do đó, doanh số tài trợ cho những ngành này đã có sự thay đổi khá lớn về cả giá trị và tỷ trọng tài trợ. Sự thay đổi này đã làm tác động đến doanh số thu nợ tài trợ của ngân hàng. TTXNK đa số là các khoản cho vay có kỳ hạn ngắn nên doanh số thu nợ TTXNK chịu ảnh hưởng trực tiếp từ doanh số cho vay tài trợ phát sinh trong năm đó. Để thấy được hiệu quả của công tác thu nợ theo từng ngành ta sẽ phân tích doanh số thu nợ theo từng ngành nghề kinh tế.
34 13.1 30.2 6.6 37.3 50.9 17 19.5 45.2 20.4 9.2 15.5 0 10 20 30 40 50 60 2006 2007 2008 % Thuỷ sản Phân bón, vật tư NN Lương thực Các ngành khác
BIỂU ĐỒ 8: DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH CỦA NGÂN HÀNG EXIMBANK CẦN THƠ
4.3.2.1. Ngành thuỷ sản.
Tương ứng với quy mô tài trợ, doanh số thu nợ tài trợ của ngành Thủy sản hầu như vẫn đạt tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ.
Thủy sản là một trong những ngành có vai trò quan trọng, có giá trị đóng góp cao vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của vùng ĐBSCL. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu nhận được khoản tài trợ với mục đích bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất và nhập các thiết bị sản xuất công nghệ hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng và có lợi thế của đồng bằng sông
Cửu Long nhưng thuỷ sản cũng là mặt hàng gặp không ít trở ngại và biến động khi xuất khẩu. Do đó doanh số cho vay tài trợ của ngân hàng đối với ngành này biến động làm doanh số thu nợ tài trợ của ngành này cũng có tốc độ biến động tăng giảm tương ứng. Cụ thể số liệu ở bảng 8 như sau: năm 2007, doanh số thu nợ tài trợ của ngành đạt 255.902 triệu đồng, tăng 227.044 triệu đồng so với năm 2006, với tốc độ tăng vọt là 583,47%. Đến năm 2008, doanh số thu nợ ngành hàng này tăng nhẹ, chỉ đạt được 289.546 triệu đồng, tăng với tốc độ 8,87% so với năm 2007.
Năm 2006 cơ cấu tài trợ của ngân hàng vào các ngành kinh tế là khá cân bằng không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, năm 2007 các khoản tài trợ và doanh số thu nợ lại tập trung vào ngành này khiến cơ cấu tài trợ có sự thay đổi rất lớn. Việc tạo ra thế không cân bằng trong cơ cấu tài trợ và thu nợ tài trợ của ngân hàng sẽ làm tăng rủi ro trong công tác thu nợ của ngân hàng nếu như việc xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành này gặp nhiều khó khăn, lượng hàng sản xuất bằng vốn vay không xuất khẩu được hoặc hàng xuất khẩu bị từ chối. Do đó, ngân hàng cần phải có chính sách điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư cho thích hợp, giảm bớt tỷ trọng đầu tư vào ngành này, nhằm giảm bớt những rủi ro ngoài ý muốn của ngân hàng. Đây cũng là lý do chính khiến cho doanh số thu nợ của thuỷ sản tăng chậm trong năm 2008, để cân bằng cơ cấu tài trợ giữa các ngành hàng giảm thiểu rủi ro, khi mà thị trường năm nay có nhiều biến động về nhu cầu giảm, thị trường hạn hẹp và các quy định về kiểm tra chất lượng ở những thị trường lớn ngày càng gay gắt.
4.3.2.2. Ngành kinh doanh Phân bón, vật tư Nông Nghiệp
Qua biểu đồ 8, ta thấy đây là nhóm ngành có tỷ trọng thay đổi nhất qua ba năm trong số các ngành cả về doanh số cho vay lẫn doanh số thu nợ. Như đã phân tích, nhóm ngành này bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu. Tuy là nhóm ngành được tài trợ đứng thứ ba sau ngành chế biến thủy sản và ngành lương thực nhưng qua ba năm ngành phân bón vật tư nông nghiệp có những thay đổi đáng kể, ta thấy ngành lương thực và ngành phân bón vật tư nông nghiệp hầu như có xu hướng phát triển tương tự nhau cụ thể số liệu ở bảng 8 như sau: năm 2006 doanh số thu nợ của ngành này chiếm 17% trong tổng doanh số thu nợ các ngành, năm 2007 thì tỷ lệ này tăng lên còn 19,5%,
và trong năm 2008 doanh số này lại giảm mạnh chiếm tỷ lệ là 13,1%. Doanh số thu nợ của ngân hàng đối với ngành phân bón vật tư nông nghiệp tăng trong năm 2007 cho thấy ý thức trả nợ của khách hàng thuộc nhóm ngành này khi đến vay vốn tại ngân hàng đã được nâng lên rõ rệt, thêm vào đó là sự năng động, nhiệt tình trong công tác tín dụng của các cán bộ làm công tác tín dụng tại ngân hàng, vì vậy khi cho vay thì doanh số thu lại luôn được đảm bảo kịp thời và khá đầy đủ. Tuy nhiên, đến năm 2008 mặc dù công tác thu nợ cho vay của ngân hàng vẫn phát huy tốt nhưng do tình hình kinh tế trong năm, phân bón vật tư nông nghiệp cũng là một trong nhóm hàng có tốc độ tăng giá cao trong năm 2008 (tăng 84% so với giá nhập khẩu trung bình của năm 2007), do sự tăng giá đột ngột trong năm của mặt hàng này nên làm hàng của các doanh nghiệp nhập khẩu tồn kho, các doanh nghiệp hạn chế kí kết hợp đồng mới. Và gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nên khả năng thu nợ trong năm giảm.
Do nước ta là nước đặc thù về nông nghiệp, 80% dân số làm nghề nông do đó, đây là nhóm ngành có tiềm năng phát triển. Trong tương lai, ngành này có khả năng sẽ vượt qua những ngành có tỷ trọng tài trợ chiếm ưu thế như ngành chế biến thủy sản và ngành lương thực.
4.3.2.3. Ngành Lương thực
Năm 2006, doanh số cho vay tài trợ của ngành này tăng cao đã tác động vào doanh số thu nợ tài trợ trong năm này. Điều này dễ hiểu vì các khoản tài trợ của ngân hàng đều có kỳ hạn ngắn nên đa phần đều được thu về ngay trong năm đó.
Đây là ngành có tỷ lệ tài trợ khá biến động, vì sau khi tăng cao trong năm 2006 thì năm 2007 doanh số thu nợ tài trợ của ngành này giảm nhẹ so với năm 2006. Tuy ở vùng ĐBSCL ngành này đóng góp tới 90% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nhưng số lượng khách hàng trong ngành này có quan hệ tín dụng với ngân hàng còn ít nên tỷ trọng tài trợ của ngành này so với các ngành thủy sản còn khá khiêm tốn. Vì vậy mà đến năm 2008, ngân hàng đã tích cực tìm kiếm thêm khách hàng mới ở ngành hàng này và kim ngạch xuất khẩu gạo tăng cao vì giá gạo tăng mạnh do lạm phát tăng mạnh khiến chính phủ nhiều nước xuất khẩu gạo lớn phải hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu gạo với hy
vọng ngăn chặn xu hướng lạm phát. Đã khiến cho doanh số cho vay của ngành hàng này tăng mạnh trong năm, kéo doanh số thu nợ tăng theo.
4.3.2.4. Các ngành khác
Đây là nhóm ngành hầu như có tỷ lệ tài trợ nhỏ nhất trong các ngành được tài trợ của ngân hàng và có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm. Tuy nhien về thực tế doanh số thu nợ tài trợ của ngành này chỉ giảm về mặt tỷ trọng còn về số tuyệt đối doanh số thu nợ tài trợ của ngành này vẫn tăng đều qua các năm. Điều này ảnh hưởng bởi tốc độ tăng về doanh số tài trợ của ngành này chậm hơn so với các ngành khác nên tỷ trọng thu nợ của ngành này đã dần nhường chỗ cho các ngành khác có doanh số tài trợ tăng nhanh và liên tục qua các năm.
Việc cho vay và thu nợ về là hai yếu tố quan trọng trong hoạt động tín dụng, nó phản ánh mức độ an toàn của các khoản vay. Nếu doanh số thu nợ hàng năm tương đương với doanh số cho vay thì công tác thu nợ được thực hiện tốt và có hiệu quả. Để rõ hơn ta xét hệ số thu nợ của các nhóm ngành này qua bảng sau:
Bảng 9: HỆ SỐ THU NỢ CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ ĐƯỢC TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
Đvt: % Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 Thủy sản 78,49 65,71 114,63 Phân bón, vật tư NN 94,53 104,93 90,28 Lương thực 84,49 60,41 95,57 Các ngành khác 71,92 68,13 38,34
(Nguồn: Phòng Tín dụng ngân hàng EXIMBANK Cần Thơ và tính toán của tác giả)
Qua bảng trên ta thấy hệ số thu nợ hàng năm của các nhóm ngành kinh tế khá cao. Trong đó nhóm ngành Phân bón, vật tư nông nghiệp có hệ số thu nợ cao nhất, mặc dù có sự biến động qua các năm nhưng không đáng kể. Do các khách hàng của ngành hàng này đều là những khách hàng cũ của ngân hàng, nên họ có uy tín. Tiếp theo là ngành hàng Thuỷ sản đây vẫn là nhóm ngành có giá trị đóng góp hàng năm vào doanh số thu nợ tài trợ của ngân hàng cao nhất. Điều này cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản kinh doanh có hiệu quả và họ thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ của mình. Tiếp theo
phải kể đến nhóm ngành lương thực, tuy hệ số thu nợ qua 3 năm của nhóm ngành này không tăng nhiều, nhưng vẫn ở mức cao. Hệ số thu nợ của ngành hàng này trong năm 2007 đột ngột giảm xuống, sau đó tăng nhanh vào năm 2008 là do, trong năm 2007 các doanh nghiệp cần lượng vốn lớn để thu mua gạo trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu nhưng trong năm này chưa thể thu hồi vốn kịp mà phải đến năm 2008 các khoản vay này mới được thu nợ làm cho doanh số thu nợ tài trợ năm 2007 giảm, và tăng mạnh ở năm 2008. Cuối cùng là nhóm các ngành khác có hệ số thu nợ giảm dần và đặc biệt giảm mạnh trong năm 2008 do các doanh nghiệp trong nhóm ngành này đa số xin tài trợ để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu như nhập khẩu các loại nguyên vật liệu vải, dược liệu, các loại máy móc thiết bị, vật tư xây dựng,... nên các khoản vay tài trợ này thường có thời hạn dài hơn (6 - 12 tháng) do đó, trong năm 2008 tạm thời chưa thể thu hồi vốn của một số khoản vay tài trợ. Tất cả những điều trên đều phản ánh được chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định khách hàng trước khi ra quyết định tài trợ. Quá trình thẩm định này đã được ngân hàng thực hiện rất tốt và chặt chẽ.
4.3.3. Phân tích tình hình dư nợ
Có thể nói chất lượng tín dụng cao hay thấp một phần được phản ánh qua tình hình dư nợ của ngân hàng, mặt khác nó còn thể hiện khả năng thanh toán của khách hàng. Tình hình dư nợ trong năm ít phản ánh chất lượng tín dụng tốt, ngược lại tình hình dư nợ trong năm nhiều tuy không thể nói là chất lượng tín dụng không tốt vì ngoài tình hình dư nợ còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng như: năng lực trả nợ của khách hàng, tình hình thu nợ của ngân hàng, điều kiện kinh tế - xã hội,... nhưng gián tiếp qua tình hình dư nợ với doanh số nếu quá cao một phần nó cũng phản ánh chất lượng tín dụng không tốt
Bảng 10: DƯ NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Tín dụng ngân hàng Eximbank Cần Thơ)
Chỉ Tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền % Số Tiền % Thủy sản 16.541 40,5 45.073 50,2 50.236 40,5 28.532 172,49 5.163 11,45 Phân bón, vật tư NN 6.453 15,8 6.644 7,4 11.536 9,3 191 2,96 4.892 73,63 Lương thực 10.905 26,7 29.989 33,4 42.298 34,1 19.084 175,00 12.309 41,05 Các ngành khác 6.943 17 8.080 9 19.970 16,1 1.137 16,38 11.890 147,15 Tổng DNCV 40.842 100,0 89.786 100,0 124.040 100,0 48.944 119,84 34.254 38,15
4.3.3.1. Ngành Thuỷ sản
Trong ba năm qua, thủy sản là ngành có doanh số cho vay và doanh số thu nợ lớn trong hoạt động tài trợ của ngân hàng. Năm 2007 doanh số cho vay của ngành này tăng nhanh hơn doanh số thu nợ nên làm cho dư nợ trong năm tăng, qua năm 2008 doanh số thu nợ của ngành này tăng nhanh hơn so với doanh số cho vay đã làm cho dư nợ của ngành này giảm. Đặc biệt trong năm 2007, với sự sôi động của thị trường những tháng cuối năm, nhu cầu thị trường hàng hóa tăng cao, các doanh nghiệp cần nhiều vốn hơn để tăng cường sản xuất phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, nên nhu cầu tài trợ vốn vào thời gian này lớn, do đó ngân hàng không thể thu hồi vốn kịp trong năm này khiến cho dư nợ của năm 2007 tăng cao.
4.3.3.2. Ngành kinh doanh Phân bón, vật tư nông nghiệp
Qua bảng 10 ta có thể nhận ra rằng dư nợ đối với nhóm ngành này có xu hướng giảm dần về tỷ trọng qua ba năm. Năm 2006, dư nợ là 6.453 triệu đồng, chiếm 15,8% tổng dư nợ trong năm. Sang năm 2007 dư nợ đạt mức thấp nhất là 6.644 triệu đồng nhưng chiếm tỷ trọng là 7,4 % trong cơ cấu các ngành. Năm 2008 thì dư nợ là 11.536 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 9,3% trong tổng dư nợ các ngành được cho vay tài trợ. Do doanh số cho vay ở nhóm ngành này giảm xuống làm cho dư nợ tín dụng giảm theo.
4.3.3.3. Ngành Lương thực
Có thể thấy dư nợ tài trợ của ngành lương thực, về giá trị thì không ngừng tăng qua các năm nhưng xét về tốc độ tăng thì có sự biến động. Tốc độ tăng năm 2007 so với 2006 khá cao là 175,00% nhưng sang năm 2008 tốc độ này đã giảm xuống 41,05% so với năm 2007. Nguyên nhân là do, doanh số cho vay tài trợ của ngành này năm 2007 tăng khá nhanh so với năm 2006, nhưng tốc độ tăng của doanh số thu nợ tài trợ lại chậm hơn nên khiến dư nợ trong năm này tăng. Tương tự, khi doanh số cho vay tài trợ năm 2007 giảm với tốc độ nhanh hơn doanh số thu nợ thì dư nợ sẽ tăng nhưng với tốc độ chậm hơn.
4.3.3.4. Các ngành khác
Doanh số cho vay và doanh số thu nợ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến dư nợ tài trợ của ngân hàng. Năm 2007, doanh số cho vay tài trợ của nhóm ngành này tăng khá nhanh,
tăng 178,7% so với năm 2006 trong khi doanh số thu nợ của nó tăng 164% đã làm cho dư nợ tài trợ trong năm này tăng lên 16,38%. Đến năm 2008, doanh số cho vay tài trợ của nhóm ngày này tăng nhưng doanh số thu nợ của nó vẫn tiếp tục giảm nên đã làm cho dư nợ của nhóm ngành này tăng nhanh 147,15%.