Phân tích và đo trên mẫu.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU cầu điều TRỊ nắn CHỈNH RĂNG, và mối LIÊN QUAN tới KIẾN THỨC, THÁI độ, HÀNH VI của TRẺ EM TRONG độ TUỔI từ 12 15 (Trang 33 - 37)

b. Tiêu chuẩn loại trừ.

2.3.2 Phân tích và đo trên mẫu.

Xác định 5 mức độ của IOTN trên khớp cắn (DHC)

Mất răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm. Đếm số răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm vĩnh viễn hàm trên và hàm dưới đã mất. Nên đếm số răng có trên cung hàm từ răng tiền hàm thứ 2 bên phải sang răng tiền hàm thứ hai bên trái. Hiện diện đủ là 10, nếu nhỏ hơn 10 là có răng mất. Không ghi cho răng đó mất nếu như khoảng mất răng đã khép kín hay răng mất đã được làm phục hình cố định.

Mọc chen chúc vùng răng cửa: khám xem có tình trạng mọc chen chúc nhau ở vùng răng cửa hàm trên và dưới không.

Hình 2.5: Độ cắn chìa trước trên[21].

Đo độ cắn chìa răng trước trên ở tư thế khớp cắn trung tâm. Đặt đầu cây thăm dò thẳng góc với mặt phẳng tiếp xúc răng giữa dưới. Phần đo cây thăm dò tiếp xúc với bờ cắn răng cửa giữa trên và song song với mặt phẳng cắn theo hình vẽ.

Độ cắn chìa được tính bằng milimet. Cắn chìa hàm trên sẽ không ghi nhận nếu như mất 4 răng cửa trên hay cắn chéo trong. Nếu cắn đối đầu, mã số kích thước là 0.

Độ cắn chìa răng trước dưới:

Cắn chìa răng trước dưới (cắn chéo) được ghi nhận bằng cây đo túi nha chu và tính bằng milimet. Cách thức đo cũng như đo cắn chìa vùng răng trước dưới nếu như bờ cắn răng dưới xoay.

Độ cắn hở vùng trước.

Hình 2.8: Độ cắn hở vùng răng trước [21].

Dùng cây thăm dò nha chu đo độ cắn hở vùng răng trước chính là khoảng cách hai mặt phẳng song song với rìa cắn hai răng cửa trên và dưới.

Liên quan răng hàm theo chiều trước sau:

Khám và ghi nhận liên quan răng hàm theo chiều trước sau dựa vào răng hàm vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và dưới. Nếu một trong hai hay cả hai răng mất, hay chưa mọc đầy đủ, sẽ đánh giá liên quan răng theo chiều trước sau bằng cách dựa vào răng nanh và răng tiền hàm vĩnh viễn. Khám ở bên phải và bên trái ghi nhận theo mã số:

0: Bình thường.

1: Nửa múi (răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới lệch về phía gần hay phía xa nửa múi so với tương quan bình thường).

2: Cả múi (răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới lệch về phía gần hay phía xa 1 múi so với tương quan bình thường).

Hình 2.9: Liên quan răng hàm theo chiều trước sau[21].

Xác định loại khớp cắn của răng trên mẫu theo Angle

Hình 2.10: Xác định khớp cắn theo Angle [21].

Mẫu để ở khớp cắn trung tâm có sáp khớp. Sau đó dùng bút chì đen mềm đánh dấu trục núm ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, rãnh ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới, trục răng nanh, đường tiếp giáp của răng nanh với răng hàm nhỏ dưới. Đường giữa của hai răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới.

Tùy mối quan hệ của núm ngoài gần răng hàm lớn hàm trên với rãnh ngoài gần răng hàm lớn hàm dưới mà ta có các loại khớp cắn vùng răng hàm theo Angle như sau:

- Khớp cắn sai loại I: Quan hệ trung tính (KC1) Tương quan trung tính của các răng hàm nhưng đường cắn không định rõ (răng xoay, khấp khểnh...)

- Khớp cắn sai loại II: Quan hệ xa (vẩu KC2), quan hệ răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới là xa đối với răng hàm lớn thứ nhất hàm trên. Quan hệ của các răng khác với đường cắn là không định rõ.

- Khớp cắn sai loại III: Quan hệ gần (móm, ngược KC3). Quan hệ răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới là gần đối với răng hàm lớn thứ nhất hàm trên. Quan hệ của các răng khác với đường cắn là không định rõ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU cầu điều TRỊ nắn CHỈNH RĂNG, và mối LIÊN QUAN tới KIẾN THỨC, THÁI độ, HÀNH VI của TRẺ EM TRONG độ TUỔI từ 12 15 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w