CHỈNH RĂNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
Các kết quả nghiên cứu của Carolina Vieira de Freitas và cộng sự về nhu cầu điều trị chỉnh nha giữa những người trưởng thành tại Brazil năm 2014 cho thấy nhu cầu điều trị chỉnh nha chung trong nhóm này là 53.2%, tỉ lệ này cao hơn ở những bệnh nhân là nữ, da màu [14].
Nghiên cứu Tsasan Tumurkhuu và cộng sự năm 2016 cho thấy những sai lệch khớp cắn yêu cầu điều trị chỉnh nha ở những người trưởng thành mà người mẹ có trình độ văn hóa cao hơn được ghi nhận nhiều hơn, tuy nhiên vẫn cần những nghiên cứu toàn diện hơn để đánh giá sự liên quan giữa yếu tố hành vi và môi trường đến yếu tố này [15].
Nghiên cứu của Sarabjeet Singh và cộng sự năm 2016 chỉ ra nhu cầu điều trị nắn chỉnh mức độ nhẹ được ghi nhận là 31.60%, mức độ trung bình là 30.85%, trường hợp nặng là 37.55% [16].
Ở Việt Nam có một số nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn thẩm mỹ của Evans and Shaw. Trần Tuấn Anh và cộng sự nghiên cứu năm 2013 tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2013 cho thấy đa số người dân chưa đồng ý với sự sắp xếp thứ tự về 10 bức ảnh về độ thẩm mỹ. Kết quả xếp hạng của họ là 1,2,3,6,4,5,7,8,9,10. Về nhu cầu điều trị nắn chỉnh khớp cắn, đa số người dân có nhận định trùng với kết quả nghiên cứu trước đó của tác giả Evans và Shaw[17].
Đồng Thị Mai Hương và cộng sự năm 2012 cũng nghiên cứu tình trạng khớp cắn và nhu cầu điều trị chỉnh nha của sinh viên trường Đại học Y Hải Phòng . Kết quả theo thành phần sức khỏe răng DHC thì Mức 1 (không cần điều trị): 11.3%, mức 2 (nhẹ/ít cần điều trị): 17.7%, mức 3 (cần điều trị trung bình): 30.7%, mức 4,5 (nặng/cần điều trị): 40.5%. Kết quả đánh giá theo thành phần thẩm mỹ răng AC: Mức 1-2 (không cần điều trị): 51.3%, mức 3-4
(nhẹ/ít cần điều trị): 27.3%, mức 5-7 (trung bình/cần điều trị): 11.4%, mức 8- 10 (nặng/cần điều trị): 10%. Không có sự khác biệt về giới giữa các mức điều trị[18].