năm 2015 sẽ đạt khoảng 21,1 triệu , chiếm 42,7% tổng số việc làm . BÌnh quân mỗi năm tăng 947 ngàn người . Đây không phải là điều dễ dàng trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
- Tỷ lệ thất nghiệp cao và hiệu qủa việc làm thấp của lao động của thanh niên vẫn là một trong những vấn đề bức xúc của Việt Nam trong bối cảnh thị trường lao động sẽ ngày càng phát triển và tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực cos quan hệ lao động có xu hướng tăng dần. Những hạn chế như trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp , cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa thực sự phù hợp , đáp ứng nhu cầu thị trường…là những nguyên nhân cơ bản làm cho khả năng cạnh tranh của phần lớn lao động thanh niên trên thị trường lao động bị thấp , dẫn tới việc họ phải chấp nhận làm các công việc có thu nhập thấp , không ổn đinh hoặc không tìm được việc làm trên thị trường lao động.
- Sự phân mảng của thị trường lao động tiếp tục : Hệ thống chính sách, quy định pháp luật và hạ tầng cơ sở thị trường lao động chưa phát triển và chưa bình đẳng giữa các khu vực dẫn đến sự phân mảng của thị trường lao động . Do vậy cần phải tiếp tục hoàn thiện chính sách thị trường lao động nhằm thúc đẩy sự vận hành và giám sát tốt hơn nữa đáp úng nhu cầu thị trường lao động theo hướng an ninh – linh hoạt.
- Phát triển hệ thống thông tin là một trong những thách thức lớn : Hệ thống thông tin thị truờng lao động cần phải hướng tới việc hỗ trợ tốt hơn, cung cấp thông tin về cơ hội việc làm để cho người lao động di chuyển dễ dàng . Bên cạnh đó , cần thực hiện cả vai trò định hướng các thông tin về nhu cầu đào tạo và hiệu quả đào tạo. Các
thông tin về thị trường lao động phải đầy đủ , cập nhật thường xuyên , nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu , phân tích đánh giá , dự báo , lưu trữ và cung cấp thông tin còn rất yếu kém.
2.3. Dự báo cung – cầu lao động ở nước ta trong những năm sắp tới.2.3.1. Cung lao động 2.3.1. Cung lao động
Theo dự báo , dân số nước ta năm 2011 sẽ đạt trên khoảng trên 91 triệu người và năm 2020 sẽ đạt khoảng 96 triệu người . Tỷ lệ tăng tự nhiên sẽ là 1,05%, dân số thành thị tăng lên 37,2% năm 2011 và 42,2%năm 2020. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2020 đạt 73,8 triệu người , tỉ lệ tham gia lực lượng lao động chiếm 73-74% . Năm 2011 , lực lượng lao động đạt khoảng 51 triệu người .
Năm 2011 , lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động đạt khoảng 50% và 70% năm 2020.
2.3.2. Cầu lao động.
- Các thông số đầu vào để dự báo tổng cầu lao động:
+ Các giả thiết về phát ttriển kinh tế : tăng trưởng GDP , được giả định theo 3 giai đoạn:
. giai đoạn 2008 – 2010: Tốc độ tăng GDP bình quân /năm đạt 5% (do khủng hoảng kinh tế )
. Giai đoạn 2010 – 2015: Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và bước vào thời kỳ phục hồi nên tôc độ tăng GDP bình quân năm dự báo đạt khoảng 7% . . Giai đoạn 2015 – 2020: tốc độ tăng GDP bình quân khoảng 7,5%. Đến năm 2020 , cơ cấu GDP nông nghiệp giảm còn khoảng 10,5%.
+ Các giả thiết về việc làm : Giả thiết về hệ số co giãn việc làm, xu thế chuyển dich cơ cấu lao động( theo ngành , theo khu vực , vị thế ) , xu thế tăng năng suất lao động, xu thế đầu tư vốn phát triển kinh tế, theo như trong quá khứ.
Mặt khác theo mục tiêu phát triển kinh tế công nghiêp hoá , hiện đại hoá vào năm 2020 , khi đó tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp khoảng 30% và khu vực phi nông nghiệp khoảng 70%.
- Kết quả dự báo tổng cầu lao động trong nền kinh tế quốc dân đến năm 2015 khoảng 51,5 triệu lao động, tỷ lệ lao động thành thị chiếm gần 37% , đến năm 2020 sẽ tăng lên 53,8 triệu lao động , tỉ lệ lao động thành thị chiếm 44,9% .
Ta thấy cung và cầu lao động khá gần nhau nhưng để cung và cầu lao động trên thị trường gặp nhau thì cần có nhiều biện pháp của chính phủ và các cấp cơ quan có thẩm quyền.
2.4. Một số giải pháp để phát triển thị trường lao động, giảm thất nghiệp và tạo thật nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong giai đoạn sắp tới. thật nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong giai đoạn sắp tới.
2.4.1. Đối với Nhà Nước và các cơ quan chức năng.
2.4.1.1.Tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động phù hợp.
Hoàn thiện thể chế thị trường lao động trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường thông suốt để phát triển thị trường lao động gắn kết cung – cầu lao động, tác động đồng bộ và tích cực đến các yếu tố của thị trường lao động( thể chế , cung - cầu , giá cả , quan hệ lao động)