Cách lấy bệnh phẩm

Một phần của tài liệu CĂN NGUYÊN VI KHUẨN và sự đề KHÁNG KHÁNG SINH của một số VI KHUẨN gây NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU ở TRẺ EM (Trang 30 - 31)

Chúng tôi hướng dẫn người nhà bệnh nhân phương pháp lấy nước tiểu giữa dòng:

Bệnh nhân được rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài và tầng sinh môn bằng xà phòng và nước sạch sau đó lau khô bằng khăn sạch trước khi lấy nước tiểu. Cho trẻ đi tiểu bỏ đoạn đầu, đoạn giữa hứng vào ống nghiệm vô trùng đã hấp, nút lại băng bông hấp cẩn thận. Tay người lấy phải được rửa sạch bằng xà phòng trước khi hứng nước tiểu, tay không được chạm vào phía dưới cúa nút bông.

2.3.3. Phương pháp xác định bạch cầu niệu

Soi cặn tế bào sau khi ly tâm trên kính hiển vi quang học độ phóng đại 400, được thực hiện tại khoa huyết học Bệnh viện Nhi Trung Ương.

2.3.4. Xác định vi khuẩn niệu

- Khảo sát trực tiếp: lắc đều ống nước tiểu, lấy 0,01 ml nước tiểu đặt lên lam kính, không dàn đều tiêu bản, rồi nhuộm Gram.

- Cấy nước tiểu giữa dòng: dùng que cấy 0,001 ml, cấy vào môi trường thạch máu, ủ ấm từ 35-37o C trong 18-24 giờ. Đếm số lượng khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch, sau đó nhân với 1000, ta có số lượng vi khuẩn trong 1ml nước tiểu.

- Cách đánh giá vi khuẩn niệu [6]: NKTN được xác định khi số lượng vi khuẩn > 105/1ml nước tiểu.

2.3.5. Phương pháp làm kháng sinh đồ [24]

- Áp dụng theo phương pháp khoanh giấy khuyếch tán trên thạch của Kirby- Bauer. Thực hiện tại khoa vi sinh- Bệnh viện Nhi Trung Ương.

- Xác định tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn được đánh giá theo ba mức căn cứ vào đường kính khu vực ức chế đối chiếu bảng chuẩn của hãng sản xuất khoanh giấy :

+ Kháng (R- resistant): vi khuẩn không bị ức chế bởi thuốc ở nồng độ mà cơ thể chấp nhận được

+ Trung gian (I- Intermediate): bao gồm các chủng có nồng độ ức chế tối thiểu thường đến độ đạt được trong máu và mô.

+ Nhạy cảm (S- Sensitivity): vi khuẩn gây nhiễm khuẩn có thể được điều trị với liều lượng kháng sinh thông thường đã được khuyến cáo.

Một phần của tài liệu CĂN NGUYÊN VI KHUẨN và sự đề KHÁNG KHÁNG SINH của một số VI KHUẨN gây NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU ở TRẺ EM (Trang 30 - 31)