Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) có thể giải quyết được mọi vấn đề của bệnh lý VTC, dựa trên cơ sở dữ liệu 1999 của Hiệp hội kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Mỹ thấy tỷ lệ sinh là 30% cho một chu kỳ [62]. Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc nhiều vào tuổi của bệnh nhân, càng lớn
tuổi tỷ lệ thành công càng thấp, ở người dưới 30 tuổi tỷ lệ thành công khoảng 50%, ở người 35 – 38 tuổi tỷ lệ thành công khoảng 28% và người trên 40 tuổi tỷ lệ thành công chỉ còn 9%. Điều này có thể giải thích do dự trữ buồng trứng theo tự nhiên sẽ giảm dần theo tuổi. Tuy nhiên theo Benadiva và cộng sự (1995) cho thấy những bệnh nhân bị vô sinh do VTC, bất kể có kèm theo yếu tố gây vô sinh khác hay không, hơn 70% sẽ có thai sau 4 chu kỳ TTTON [63]. Ở Việt Nam từ năm 1998 đã ứng dụng thành công kỹ thuật này, tỉ lệ thành công khoảng 25 - 30% [64]. Cho đến nay đây là một kỹ thuật thường quy tại nhiều Bệnh viện và các trung tâm hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên TTTON có giá thành khá đắt nên cũng không thể đáp ứng cho tất cả mọi đối tượng.
Chưa có thực nghiệm lâm sàng nào so sánh phẫu thuật và TTTON để điều trị vô sinh do VTC. Tuy nhiên, dựa trên những những bằng chứng đã có, nhiều tác giả ủng hộ cho khuyến cáo: phẫu thuật nên được lựa chọn như một điều trị đầu tay, đặc biệt được thực hiện bằng nội soi, rất phù hợp cho những trường hợp tổn thương VTC nhẹ và vừa nếu bệnh nhân còn trẻ tuổi và có dự trữ buồng trứng tốt. Tuy nhiên, những bệnh nhân này nên được chỉ định TTTON nếu như không có thai sau phẫu thuật 1 năm. Đồng thời những phụ nữ lớn tuổi và những người bị tổn thương VTC nặng nên được chỉ định TTTON để tạo cơ hội có thai nhanh và tránh được những biến chứng của phẫu thuật [63]. Theo báo cáo của Kodaman (2004) khi thực hiện phẫu thuật tái tạo VTC trên những bệnh nhân có tổn thương VTC nặng thì tỷ lệ có thai đạt được là 12,5% và không có trường hợp nào sinh ra sống trong 2,5 năm [65]. Trong trường hợp này, trước khi thực hiện TTTON, có thể điều trị đầu tay bằng phẫu thuật cắt VTC nếu có ứ dịch hoặc xơ cứng toàn bộ hoặc chửa ngoài tử cung nhiều lần nhằm mục đích tạo cơ hội tối đa cho bệnh nhân có thai trong tử cung [66].
Tóm lại, chọn lựa phương pháp phẫu thuật hay TTTON hoặc phối hợp cả hai cần dựa trên từng trường hợp cụ thể bao gồm cả tình trạng bệnh lý và
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU