Quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH tần SUẤT và một số yếu tố LIÊN QUAN đến TĂNG GLUCOSE máu ở TRẺ đẻ NON dưới 32 TUẦN (Trang 26 - 28)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.2.3.Quy trình thực hiện

-Tất cả các bệnh nhân đẻ non dưới 32 tuần đều được kiểm tra glucose máu ít nhất mỗi ngày 1 lần trong 14 ngày đầu tiên.

-Theo dõi glucose máu:

• Hầu hết các máy khí máu cung cấp giá trị glucose

• Kiểm tra glucose máu ≤ 6-8 giờ:

+ Trẻ không ổn định hoặc bị bệnh nặng : hội chứng suy hô hấp, nhiễm trùng máu, viêm ruột hoại tử

• Kiểm tra glucose máu ít nhất 1 lần/ngày ở trẻ ổn định: + <32 tuần thai kỳ cho tuần đầu tiên

+ Nhận dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa

+ Bị mất nước nghiêm trọng hoặc nhiễm toan chuyển hóa + Tăng cân kém trong khi nhận> 120 kcal / kg / ngày

-Bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm có tăng glucose máu, nhóm không tăng glucsose máu. Bệnh nhân thuộc nhóm có tăng glucose máu khi : hai lần đo glucose trong máu là ≥ 8,3 mmol/l trong 2 lần đo cách nhau ≥2 giờ.

- Tất cả trẻ đều được nuôi ăn tối thiểu (trophic feeding) theo bảng 2.1, và nhu cầu dịch cần thiết theo bảng 2.2 (phác đồ khoa Sơ Sinh đang áp dụng hiện nay).

Bảng 2.1. Nuôi ăn tối thiểu ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần

Tuổi thai Trophic Ăn tăng

<28 tuần 2h/48h đầu0,5ml mỗi 3 – 4 sau đó 30ml/kg/ngày20ml/kg/ngày trong ngày 28 – 29

tuần

CPAP <30% oxy 2 – 3ml mỗi 2h 30ml/kg/ngày >30% oxy hoặc thở máy 1 – 2ml mỗi 2h 20 – 30ml/kg/ngày 30 – 31

tuần 6 ngày

Tự thở 4ml mỗi 2h 30ml/kg/ngày từ ngày 2 CPAP <30% oxy 3ml mỗi 2h 30ml/kg/ngày từ ngày 2 >30% oxy hoặc thở máy 2 – 3ml mỗi 2h 20 – 30ml/kg/ngày từ

ngày 2

Bảng 2.2. Nhu cầu dịch ở trẻ đẻ non dưới 32 tuần trong 07 ngày đầu sau sinh..

Thành phần Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Tổng dịch (ml/kg/ngày)1 60 80 100 120 140 150 150 Glucose (mcg/kg/phút) 4 -6 Tăng mỗi 1 mcg/kg/phút để đạt

10 - 12 mcg/kg/phút

Protein (g/kg/ngày) 2 3 3,5 3,5 3,5 4 4

Lipid (g/kg/ngày) 1 2 3 3 3 3 3

Natri (mmol/kg/ngày) 0 0 3 3 3 3 3 Kali (mmol/kg/ngày) 0 0 2 2 2 2 2

Tổng dịch bao gồm dịch nuôi dưỡng, thuốc, chế phẩm máu ….

- Tất cả trẻ đều được nằm trong lồng ấp hoặc giường sưởi với độ ẩm và nhiệt độ phù hợp.

- Tất cả trẻ đều được cân hàng ngày, theo dõi bilan dịch vào ra bao gồm:

+ Dịch vào: dịch nuôi dưỡng, thuốc, các dịch bù hoặc điều chỉnh rối loạn toan kiềm, điện giải, truyền máu.

+ Dịch ra: tất cả trẻ đều được theo dõi nước tiểu qua cân bỉm hoặc đo lượng nước tiểu qua sonde dẫn lưu. Nước tiểu được theo dõi 6 giờ/lần. Dịch ra hữu hình gồm nước tiểu/phân, chất nôn (nếu có), lượng máu lấy làm xét nghiệm.

+ Lượng nước mất vô hình = Dịch vào – (dịch ra hữu hình + cân nặng tăng lên) + Tăng, giảm dịch nuôi dưỡng tùy tình huống

.Nếu bệnh nhân thở máy có làm ẩm: giảm 20% nhu cầu dịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cuối cùng, chúng tôi tiến hành lập bệnh án nghiên cứu. Mỗi bệnh nhân có một bệnh án nghiên cứu riêng ghi đầy đủ các phần hành chính, tiền sử, bệnh sử, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, phương pháp điều trị.

- Dùng phương pháp so sánh đối chiếu giữa các nhóm trẻ và mức độ nặng.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH tần SUẤT và một số yếu tố LIÊN QUAN đến TĂNG GLUCOSE máu ở TRẺ đẻ NON dưới 32 TUẦN (Trang 26 - 28)