CÁC HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (tiếp theo)

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 7 - ThS. Phạm Xuân Trường (Trang 34 - 36)

b. Sự dịch chuyển của đường cung

7.4.3. CÁC HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (tiếp theo)

Tỷ giá hối đoái cố định

• Là chế độ tỷ giá trong đó giá trị của đồng nội tệ được gắn với giá trị của một đồng tiền khác (thường là USD) hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác (vàng). • Để cố định tỷ giá, ngân hàng trung ương làm như sau:

 Nếu tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá cố định (giá trị đồng nội tệ thấp hơn mức cố định): Ngân hàng trung ương bán ngoại tệ làm tăng cung ngoại tệ và giảm cung nội tệ khiến đồng nội tệ tăng giá;

 Nếu tỷ giá thực tế thấp hơn tỷ giá cố định (giá trị đồng nội tệ cao hơn mức cố định): Ngân hàng trung ương mua ngoại tệ làm giảm cung ngoại tệ và tăng cung nội tệ khiến đồng nội tệ giảm giá.

• Ưu điểm: Tỷ giá ít biến động tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế, đặc biệt là ngoại thương.

7.4.3. CÁC HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (tiếp theo)

35

Tỷ giá thả nổi có quản lý

• Là chế độ tỷ giá trong đó tỷ giá được phép thay đổi phù hợp với điều kiện thị trường, nhưng đôi khi Chính phủ can thiệp vào để ngăn ngừa không cho nó vận động ra ngoài các giới hạn nhất định.

• Mục đích của sự can thiệp của ngân hàng trung ương trong hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý là hạn chế hoặc thu hẹp biên độ dao động của tỷ giá hối đoái.

• Cách thức điều chỉnh giống như hệ thống tỷ giá cố định:

 Nếu tỷ giá vượt giới hạn trên (đồng nội tệ đang mất giá quá mức): Ngân hàng trung ương bán ngoại tệ;

 Nếu tỷ giá vượt giới hạn dưới (đồng nội tệ đang tăng giá quá mức): Ngân hàng trung ương mua ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 7 - ThS. Phạm Xuân Trường (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)