II. NỘI DUNG, TÍNH CHẤT, HỆ THỐNG TỔ CHỨC, NỘI DUNG, TÍNH CHẤT, HỆ THỐNG TỔ CHỨC,
2. Tính chất của quản lý nhà nước về ANQG, TTATXH
- Tính chính trị trực tiếp.
Nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự gắn liền với sự tồn vong của chế đội chính trị, sự thịnh, sự suy của quốc gia, nằm ở mũi nhọn của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị trong phạm vi một nước cũng như trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta lựa chọn những người có phẩm chất chính trị tin cậy, trung thành với lý tưởng của giai cấp công nhân, được đào tạo nghề nghiệp đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ chính trị, an ninh, trật tự. Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự là hoạt động đặc biệt, căng thẳng, có tính chiến đấu cao, thường xuyên, liên tục.
Cần nhận thức rõ mối quan hệ giữa an ninh, trật tự, chính trị trong bối cảnh quốc tế mới. Quan tâm và giải quyết đúng mức yêu cầu của an ninh, trật tự là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động quản lý của các cấp, là một điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, ổn định đời sống của nhân dân.
- Tính hành chính, pháp chế
Pháp luật là phương tiện thực hiện quyền lực nhà nước của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tính hành chính, pháp chế là một tính chất quan trọng của quản lý nhà nước về ANQG, TTATXH.
Để thực hiện ý chí của mình, Nhà nước thành lập và sử dụng cơ quan công an làm công cụ để duy trì trật tự nhà nước. Công an là người đại diện công khai của Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Để hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt này, Nhà nước giao cho cơ quan công an những thẩm quyền đặc biệt được quy định trong pháp luật mà các ngành khác trong bộ máy nhà nước không có. Lực lượng công an cần đến pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật không chỉ có ý nghĩa là phương tiện cưỡng chế, trấn áp, mà chủ yếu là phương tiện giáo dục, thuyết phục trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, tính hành chính, pháp chế là một tính chất quan trọng của quản lý nhà nước về ANQG, TTATXH.
Về bộ máy quản lý, cơ quan công an được tổ chức theo bốn cấp hành chính. Cơ quan công an cấp trên có quyền chỉ đạo cơ quan công an cấp dưới và ngược lại cơ quan công an cấp dưới có trách nhiệm phục tùng mọi chỉ đạo của cơ quan công an cấp trên.
- Tính quần chúng và dân chủ.
Sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự liện quan tới lợi ích thiết thân của mọi thành viên trong xã hội. Bảo vệ an ninh, trật tự không phải là một thứ chuyên môn đơn độc, nghiệp vụ đơn thuần mà chính là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Và thực chất đó là một cuộc vận động phong trào cách mạng của quần chúng xây dựng thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ an ninh, trật tự từ cơ sở, bảo vệ cuộc sống yên vui, lành mạnh của nhân dân.
Trên lĩnh vực an ninh, trật tự dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể chế hóa thành pháp luật, thể hiện ý chí của nhân dân. Đồng thời với việc phát động phong trào quần chúng. Nhà nước cần tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật vừa là công cụ quản lý của Nhà nước, vừa là một bảo đảm xã hội để thực hiện dân chủ, ngăn ngừa sự vi phạm các quyền dân chủ của nhân dân, đông thời ngăn ngừa, trừng trị kịp thời mọi hành vi gây rối loạn, mọi hoạt động phá hoại của kẻ thù làm phương hại nền dân chủ chung của xã hội. Thực hiện dân chủ với nhân dân phải đi đôi với tăng cường chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.
Một xã hội, một quốc gia, bất kể chế độ chính trị gì cũng cần phải ổn định về chính trị trong nước, chủ động tạo ra quan hệ quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước về mọi mặt, giành được vị trí xứng đáng trên trường quốc tế. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự anh toàn xã hội giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên.
Từ thực tiễn hợp tác quốc tế về an ninh, trật tự trong những năm đổi mới vừa qua cần thiết phải kết hợp chặt chẽ công tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với an ninh, trật tự an toàn xã hội vào trong các kế hoạch hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội với phương châm hội nhập, hòa nhập chứ không hòa tan.