Các thực hành trong phẫu thuật

Một phần của tài liệu DE TAI NTVM LAY THAI 2020 FULLTEXT (Trang 25 - 26)

Một đánh giá của Cochrane được công bố vào năm 2013 bao gồm hai nghiên cứu so sánh đường rạch Joel-Cohen với đường rạch Pfannenstiel [25]. Nhìn chung, tỷ lệ mắc bệnh sốt sau phẫu thuật giảm 65% (RR: 0.35; 95% CI: 0.14–0.87; P=0.023) với đường rạch Joel-Cohen. Chỉ có một nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ NKVM riêng biệt và không tìm thấy sự khác biệt giữa hai kỹ thuật [13]. Trong bảng 3.9, chúng tôi ghi nhận có 100% bệnh nhân rạch da đường ngang trên vệ (đường Pfannenstiel).

Về đóng cơ tử cung và đóng phục mạc, đóng cơ tử cung một lớp so với đóng cơ tử cung hai lớp được đánh giá trong hai thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng lớn (RCT) và một tổng quan Cochrane [5],[10]. Không có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh xuất sốt sau mổ, nhiễm khuẩn vết mổ và viêm nội mạc tử cung giữa hai kỹ thuật. Cũng như vậy, một tổng quan Cochrane và hai thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) lớn gần đây cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ viêm nội mạc tử cung sau phẫu thuật hoặc nhiễm khuẩn vết mổ trong các trường hợp đóng phúc mạc so với không đóng phúc mạc trong khi mổ lấy thai [5]. Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.9), có 97% trường hợp khâu cơ tử cung 01 lớp và chỉ có 14,7% trường hợp không đóng phúc mạc các loại.

Cũng theo bảng 3.9, chúng tôi ghi nhận 70,6% không đóng lớp mỡ dưới da và 88,2% sử dụng khâu da liên tục. Theo một tổng quan Cochrane, việc đóng các mô dưới da làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tổng hợp của vết mổ bao gồm tụ máu, rỉ dịch, nhiễm khuẩn vết mổ và hở vết mổ (RR: 0.68; 95% CI: 0.52–0.88;

P=0.0039). Không có sự khác biệt về nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ đơn thuần

hoặc các kết quả ngắn hạn khác [6]. Liên quan đến độ dày lớp mô dưới da, nếu độ sâu < 2 cm, không có sự khác biệt về sự gián đoạn vết thương giữa đóng và không đóng lớp mô dưới da [8]. Ở những sản phụ có độ dày lớp mô dưới da > 2 cm, đóng lớp mô có liên quan đến việc giảm đáng kể các biến chứng của vết mổ (RR: 0.66; 95% CI: 0.48–0.91) và việc này được khuyến cáo [8]. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) đa trung tâm đã cho thấy giảm đáng kể (57%) tỷ lệ biến chứng vết mổ, bao gồm nhiễm khuẩn vết mổ bằng khâu kín da khi mổ lấy thai so với sử dụng đinh ghim (4.9% so với 10.6%; tỷ suất chênh

[OR]: 0.43; 95% CI: 0.23–0.78) [21]. Tuy nhiên, việc sử dụng đinh ghim để đóng da ít được sử dụng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu DE TAI NTVM LAY THAI 2020 FULLTEXT (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w