III. Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh
4. Áp lực từ các đối thủ tiềm tàng
Khi thị trường rộng mở như hội nhập Asean vào năm 2018, cơ hội bán hàng là như nhau nên sẽ xuất hiện thêm nhiều đối thủ tiềm năng từ khu vực Asean vào Việt Nam. Đây là nguy cơ dễ thấy nhất nhưng rất khó xây dựng chiến lược cạnh tranh vì những đối thủ này là mới và các doanh nghiệp chưa nắm bắt được những quy luật hay đặc tính sản xuất kinh doanh của họ. Theo nhà kinh tế học Joe Bain, ba yếu tố trở ngại chủ yếu của đối thủ tiềm năng: sự ưa chuộng sản phẩm, ưu thế về chi phí thấp, tính hiệu quả của sản xuất lớn. Nếu các doanh nghiệp có những
Nguyễn Trần Phương Thủy 28
lợi thế này sẽ giữ được vị trí cạnh tranh cho sản phẩm của mình và buộc sản phẩm của các doanh nghiệp mới thâm nhập vào đương đầu với những khó khăn lớn.
Sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới sẽ gây sức ép không nhỏ tới các hãng sản xuất và lắp ráp xe hơi trong nước. Khi tham gia ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có lẽ các doanh nghiệp sẽ thường lựa chọn con đường xây dựng dựa trên thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và xu hướng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc từng bộ phận, bởi lẽ hiện tại nguồn vốn để gia nhập ngành tương đối cao. Với cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nạn kẹt xe trở thành vấn đề với chính phủ do đó chính phủ Việt Nam đã quy định về xe rất chặt chẽ, dùng các loại thuế với mục đích hạn chế lượng xe cộ, tiếng ồn và ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, với chính sách bảo hộ của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa và điều này cũng là rào cản gia nhập khá lớn của các tập đoàn quốc tế muốn tham gia vào thị trường ô tô Việt Nam. Sự thay đổi chính sách liên tục cũng là một rủi ro cho những tập đoàn nước ngoài khi tham gia vào thị trường Việt Nam.
Từ đó có thể thấy, rào cản gia nhập ngành tương đối cao, do đó sức ép từ các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng trung bình.