PHỔI
Mục tiêu học tập:
1.Mô tả được hình thể ngoài của phổi.
2. Mô tả được các thành phần của cuống phổi và sự liên quan của các thành phần đó. của các thành phần đó.
3. Vẽ cây phế quản và kể tên các phân thuỳ phế quản - phổi.
4. Mô tả được màng phổi và ổ màng phổi.
Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi trao đổi khí giữa cơ thể và
môi trường; có tính chất đàn hồi, xốp và mềm. Phổi nằm trong lồng
ngực.
I. Hình thể ngoài
Phổi có dạng một nửa hình nón, được treo trong khoang màng phổi bởi
cuống phổi và dây chằng phổi; có ba mặt, một đỉnh và hai bờ; mặt
ngoài lồi, áp vào thành ngực; mặt trong là giới hạn hai bên của trung
thất; mặt dưới còn gọi là đáy phổi, áp vào cơ hoành.
Hình 12. 9. Hình thể ngoài của phổi
1. Khí quản 2. Phế quản chính 3. Đáy phổi 4. Khe chếch 5. Khe ngang ngang
1. Ðáy phổi
Nằm áp sát lên vòm hoành và qua vòm hoành liên quan với các tạng
của ổ bụng, đặc biệt là với gan.
2. Ðỉnh phổi
Nhô lên khỏi xương sườn I. Phía sau, đỉnh phổi ngang mức đầu sau xương sườn I, còn phía trước thì ở trên phần trong xương đòn khoảng xương sườn I, còn phía trước thì ở trên phần trong xương đòn khoảng
3cm.
3. Mặt sườn
3.1. Ðặc điểm chung của hai phổi: áp sát mặt trong lồng ngực, có vết ấn của các xương sườn. Mặt sườn có khe chếch bắt đầu từ ngang mức ấn của các xương sườn. Mặt sườn có khe chếch bắt đầu từ ngang mức gian sườn 3 ở phía sau chạy xuống đáy phổi, chia phổi ra thành các thuỳ phổi. Mặt các thuỳ phổi áp vào nhau gọi là mặt gian thuỳ. Trên bề
mặt phổi có các diện hình đa giác to, nhỏ khác nhau; đó là đáy của các
tiểu thuỳ phổi - đơn vị cơ sở của phổi.
3.2. Ðặc điểm riêng của từng phổi: phổi phải có thêm khe ngang, đi từ khe chếch, ngang mức khoảng gian sườn 4 chạy ngang ra trước, nên khe chếch, ngang mức khoảng gian sườn 4 chạy ngang ra trước, nên
phổi phải có ba thuỳ là thùy trên, thùy giữa và thùy dưới. Phổi trái chỉ có khe chếch, nên phổi trái chỉ có hai thuỳ là thùy trên và thùy dưới. Ở khe chếch, nên phổi trái chỉ có hai thuỳ là thùy trên và thùy dưới. Ở phía trước dưới thuỳ trên, có một mẫu phổi lồi ra gọi là lưỡi của phổi trái, tương ứng với thuỳ giữa của phổi phải.
4. Mặt trong
Hơi lõm, gồm hai phần:
Hình 12. 10. Mặt trong của phổi
1. Rốn phổi 2. Dây chằng tam giác