Các xương bàn chân gồm có: các xương cổ chân, các xương đốt bàn chân, các xương đốt ngón chân.
Gồm 7 xương sắp xếp thành hai hàng:
- Hàng sau: có hai xương là xương sên và xương gót.
- Hàng trước: có 5 xương là xương ghe, xương hộp và ba xương chêm.
2. Xương đốt bàn chân
Có 5 xương đốt bàn kể từ trong ra ngoài là Xương đốt bàn I,... Ðốt bàn V. Mỗi xương có nền, thân và chỏm.
3. Các xương đốt ngón chân
Mỗi ngón chân có ba xương: xương đốt ngón gần, đốt ngón giữa và đốt ngón xa. Ngoại trừ ngón I chỉ có hai xương là xương đốt ngón gần và đốt ngón xa. Mỗi xương cũng có ba phần là nền đốt ngón, thân đốt ngón và chỏm đốt ngón.
VII. Khớp hông
Khớp hông là một khớp hoạt dịch lớn nhất cơ thể.
1. Mặt khớp
- Ổ cối.
- Chỏm xương đùi, tiếp khớp với ổ cối. - Sụn viền ổ cối
2. Phương tiện nối khớp
2.1. Bao khớp: là bao sợi chắc. 2.2. Dây chằng: có hai loại:
- Dây chằng ngoài bao khớp; do bao khớp dày lên mà có:
+ Dây chằng chậu đùi: ở mặt trước và trên bao khớp, rộng và dài, dây chằng khỏe nhất của khớp hông. Dây chằng này rất chắc và che phủ gần hết mặt trước nên khi bị trật khớp do chấn thương thường trật khớp ra sau.
+ Dây chằng mu đùi
Dây chằng mu đùi cùng với dây chằng chậu đùi tạo thành ba thớ sợi hình chữ Z. + Dây chằng ngồi đùi: ở mặt sau bao khớp.
+ Dây chằng vòng đùi.
- Dây chằng trong bao khớp: đó là dây chằng chỏm đùi đi từ chỏm đùi đến khuyết ổ cối.
3. Bao hoạt dịch
Lót mặt trong bao khớp.
4. Ðộng tác
HỆ CƠ
Mục tiêu học tập:
Biết được phân loại và các phần của cơ vân.
Nhờ đặc tính cơ bản của cơ là sự co cơ, nên cơ giúp cho cơ thể có thể hoạt động được như vận động cơ thể và các tạng khác.
Cơ được chia làm ba loại đó là: - Cơ tim,
- Cơ trơn, - Cơ vân.
Hình 7.1. Các cơ vân của cơ thể
Trong nội dung của phần này chỉ đề cập đến cơ vân.
Cơ vân hay còn gọi là cơ xương, co bóp theo ý muốn, được cấu tạo bởi những sợi cơ. Cấu tạo chung gồm hai phần: giữa là phần thịt hay bụng cơ, hai đầu là phần gân bám vào xương hay da.
Dựa vào số lượng, hình dạng, vị trí và chức năng người ta chia cơ làm nhiều loại: - Theo hình dạng: cơ dài, cơ ngắn, cơ vòng...
- Theo số lượng thân và gân: nhị đầu, tam đầu, tứ đầu. - Theo hướng cơ: cơ chéo, cơ thẳng, cơ ngang... - Theo chức năng: cơ gấp, cơ duỗi…
Cơ được hỗ trợ bởi các phần phụ thuộc cơ giúp cho sự hoạt động của cơ thể thuận tiện hơn, các phần phụ thuộc đó là: mạc, bao hoạt dịch, túi hoạt dịch...
Hình 7.2. Các loại cơ theo hình dạng
1. Cơ một bụng 2. Cơ hai đầu 3. Cơ hai bụng 4. Cơ nhiều đầu (cơ dẹt) 5. Cơ bị gân cắt ngang 6. Cơ một cánh 7. Cơ hai cánh
CƠ ÐẦU MẶT CỔ
Mục tiêu học tập:
1. Biết được tính chất chung của các cơ mặt.
2. Biết đến tên và các đặc tính chung của nhóm cơ nhai. 3. Mô tả được các cơ vùng cổ trước.