NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA SAMSUNG TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING

Một phần của tài liệu Quản trị marketing samsung (Trang 31 - 35)

Marketing.

Với Samsung họ rất chú trọng đến việc thay đổi chính mình, dám thách thức và từ bỏ những lối mòn, tìm hướng đi riêng cho mình, Samsung luôn đặt bộ phận Marketing là bộ phận chiến lược.

1.Những thành tựu Samsung đã đạt được.

Samsung một công ty đa ngành đã thành công với chiến lược định vị sản phẩm của mình. Trong những năm gần đây Samsung đã vươn lên và cạnh tranh với ông hoàng công nghệ Apple trong thị trường smart phone. Trong quý 1/2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19, nhưng theo báo cáo cung cấp bởi IDC Quarterly Mobile Phone Tracker đăng tải ngày 29/4/2020 thì Samsung hiện là hãng smartphone đứng đầu về doanh số bán ra chiếm 58,3 tương đương 21,1%. Theo sau đó, Huawei với 49,0 tương đương 17,8%, đứng ở vị trí thứ ba là Apple với 36,7 và tương đương 13,3%.

Bảng 4: Báo cáo cung cấp bởi IDC Quarterly Mobile Phone Tracker đăng tải ngày 29/4/2020

Bên cạnh đó, Samsung luôn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh ở châu Âu với mức tăng trưởng cao trong 5 năm gần đây. Thị phần của công ty tăng gần 7% lên 40,6% so với một năm trước đó. Theo công ty phân tích thị trường Canalys, thị phần điện thoại Samsung tại châu Âu còn nhiều hơn thị phần của cả Huawei và Apple cộng lại. Tại thị trường Mỹ thì hãng tạm xếp sau đối thủ Apple. Cụ thể tại thị trường châu Á thì Samsung tuyên bố hiện đang chiếm 12.1%, tương đương với thị phần của OPPO, vị trí thứ 3 thuộc về Vivo với 10.4%, tiếp theo là Huawei với 9.8%, trong khi Apple đang tạm ở vị trí thứ 5 với 8.7% (Nguồn: Thế giới di động). Có được thành công như vậy phải kể đến sự vực dậy của Samsung dành cho các sản phẩm dòng Galaxy của mình.

Vào năm 2009, Samsung là một tân binh trên đường đua smartphone. Tháng 6/2010 Samsung cho ra mắt chiếc smartphone dòng Galaxy S đầu tiên, phát súng tiên phong cho công ty lấn sân sang thị trường smarphone, cạnh tranh với gã khổng lồ Iphone lúc bấy giờ. Dòng sản phẩm Galaxy S của ông trùm xứ kim chi đã có hơn 7 phiên bản với 7 cấp độ hoàn thiện đáng kinh ngạc, mỗi năm Samsung lại tung ra thị trường một sản phẩm mới cho dòng Galaxy S.

2. Thất bại mà Samsung từng gặp phải.

Bên cạnh những thành công rực rỡ, Samsung cũng từng phải đối mặt và gánh chịu tổn thất nặng nề cả về doanh thu và thương hiệu. Đó là dòng điện thoại thông minh

Samsung Galaxy note 7 được ra mắt vào tháng 8/2016, với mục tiêu cạnh tranh với Iphone. Cùng dòng sản phẩm mới ra mắt lúc bấy giờ của Iphone, là chiếc Iphone 7 plus. Nhưng không lâu, vào tháng 9/2016 Samsung bị khách hàng khiếu nại về sản phẩm quá nóng và pin phát nổ buộc Samsung phải thu hồi khoảng 2,5 triệu thiết bị. Tuy nhiêu, sau đó Hãng khẳng định các điện thoại được đổi đều an toàn nhưng có ghi nhận rằng những chiếc điện thoại được đổi cũng gặp sự cố. Mãi đến 23/01/2017, Samsung cho biết nguyên nhân không phải là do phần mềm hay phần cứng mà là do lỗi pin.

Sau sự việc trên, Samsung Electronics cho biết sự thất bại của Galaxy Note 7 sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh khoảng 3,5 nghìn tỷ Won (3 tỷ USD), đưa tổng thiệt hại lên khoảng 5,3 tỷ USD. Samsung ước tính, việc đưa Note 7 rút lui làm "xói mòn" lợi nhuận kinh doanh của công ty khoảng 2,5 nghìn tỷ Won trong quý IV/216 và khoảng 1 nghìn tỷ Won trong quý I/2017.

Trước khi xảy ra vụ việc trên, Samsung một công ty rất mạnh về tiềm lực và là công ty hàng đầu về lĩnh vực công nghệ, họ rất chu toàn trong mọi quy trình, chiến lược trước khi tung ra thị trường một sản phẩm mới.

2.1. Chiến lược định vị dòng sản phẩm Samsung Galaxy Note của Samsung.

Samsung định vị Galaxy note là dòng cao cấp. Tập khách hàng mục tiêu của Samsung với sản phẩm này là những người có thu nhập cao. Sau khi tiến hành phân đoạn thị trường, Samsung đã chọn cho mình được thị trường mục tiêu cho mình.

Mục tiêu của Samsung khi tung ra dòng Galaxy Note đối đấu trực tiếp với các dòng Iphone của Apple, chính vì vậy Samsung chọn thị trường cạnh tranh với Apple như Mỹ, Châu Á và các nước Châu Âu nơi hệ thống Apple phát triển mạnh thì Samsung đều xâm nhập vào, và mở rộng mạng lưới. Thị trường của Samsung phân bổ rộng khắp thế giới, họ đã thiết lập nhiều mối quan hệ với các nhà mạng trên thế giới.

2.2 Định vị giá cả.

Sản phẩm Samsung Galaxy Note mới ra thường được định giá vào khoảng từ 23 - 27 triệu đồng. Mức giá phù hợp với người thu nhập cao, kiểu dáng, thiết kế sang trọng, độc phá, thể hiện đẳng cấp cùng với chất lượng tốt. Trong mỗi sản phẩm đều có sự khác

biệt, cải tiến về cấu hình, thiết kế và những phần mềm độc đáo phục vụ tốt nhất cho người dùng.

2.3 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.

Về thiết kế, Galaxy Note 7 vẫn là sự kết hợp giữa hai chất liệu nhôm và kính. Tuy nhiên, Note 7 dùng màn hình cong tràn cạnh giống với S7 edge. Chi tiết này được làm dốc hơn, mang lại cảm giác êm ái khi cầm trên tay, hạn chế tình trạng tay vô tình chạm vào mép màn hình gây loạn cảm ứng. Trên Galaxy Note 7, Samsung cũng đã cải thiện khe cắm bút S Pen để tránh tình trạng người dùng nhét ngược đầu bút gây kẹt.

Nhờ vào khả năng chống nước chuẩn IP68 (30 phút trong độ sâu 1,5m), Galaxy Note 7 cũng có thể được sử dụng ở bể bơi hay dưới trời mưa như Galaxy S6 hay Galaxy S7. So với các flagship trước đây của Samsung, Galaxy Note 7 có giao diện gọn gàng hơn. Cấu hình mạnh và sạc pin nhanh.

2.4 Chiến lược truyền thông và định vị.

Phân phối qua website thương mại điện tử. Sử dụng kênh phân phối song song, vừa phân phối trực tiếp vừa phân phối gián tiếp. Đồng thời, sử dụng kênh phân phối ở các cấp khác nhau: công ty bán điện thoại cho người tiêu dùng ngay tại showroom, các siêu thị lớn, đại lý bán lẻ. Giới thiệu sản phẩm mới bằng việc tổ chức các buổi ra mắt sản phẩm, Giới thiệu t trên trang web Samsung, trên các phương tiện thông tin đại chúng,truyền thông.

Nhưng sau khi lỗi xảy ra ở sản phẩm Samsung Galaxy Note 7, lúc này Samsung truyền thông để lấy lại niềm tin của khách hàng về thương hiệu và sản phẩm. Đẩy mạnh các nỗ lực quảng cáo cho điện thoại thông minh, bao gồm cả ưu đãi tài chính cho các khách hàng trong nước đổi điện thoại Note 7 lấy các dòng khác của Samsung. Và đẩy nhanh tốc độ để tung ra sản phẩm mới, làm cho khách hàng quên đi sản phẩm đó. Thay vào đó, một sản phẩm mới nổ bật thu hút lại sự chú ý của khách hàng.2.5 Đánh giá

Ưu điểm

 Thu hút được sự chú ý của khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm, doanh số bán ra tăng 25% so với Samsung Galaxy Note 5.

 Nhanh chóng, kịp thời, trung thực trước sự cố xảy ra, xoa dịu khách hàng bằng việc thu hồi và đổi lại sản phẩm khác.

Nhược điểm

 Lỗi sản phẩm không an toàn, dễ gây cháy nổ trong quá trình sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng.

 Sản phẩm chưa được kiểm tra một cách kĩ lưỡng trước khi ra mắt.

 Chi phí cao so với một số nước có thu nhập trung bình và thấp, chưa tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị marketing samsung (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w