đào tạo vào công việc thực tế.
b. Khuyến khích tự học tập bồi dưỡng.
c. Kiện toàn bộ máy QLNN về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cán bộ, công chức
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với chính phủ, các bộ, ban, ngành
Ở tầm vĩ mô, Chính phủ cần tăng cường các hoạt động đào tạo CBCC và hợp tác quốc tế về khoa học phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi thực tiễn cho thấy phát triển nguồn nhân lực đang trở thành một công cụ quan trọng để Chính phủ giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá chính sách được ban hành nhất là khâu tổ chức thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế. Theo đó, Chính phủ cần mở rộng hơn nữa việc nghiên cứu, hợp tác với các quốc gia trên thế giới có kinh nghiệm, có thế mạnh thông qua các buổi hội nghị, hội thảo, trao đổi đoàn nghiên cứu, xây dựng các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC. Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực. Hiện nay, khoa học công nghệ liên tục phát triển để tận dụng được công nghệ khoa học tiên tiến, tiếp thu tri thức nhân loại, học hỏi kinh nghiệm, Việt Nam cần mở rộng mối quan hệ
các nhà quản lý. Nhà nước cần tăng cường ký kết các hiệp định về giáo dục, trao đổi phương tiện kĩ thuật dạy và học.
- Đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn thực hiện ĐTBD cán bộ theo quy định của Luật Cán bộ, công chức. Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước về ĐTBD và những văn bản có liên quan. Nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các nước có nền hành chính tiên tiến, hiện đại trên thế giới vận dụng có khoa học và phù hợp với Việt Nam
3.3.2. Đối với UBND thành phố Đà Nẵng
Ủy ban nhân dân TP. Đà Nẵng tổ chức các hội đàm, hội thảo, tập huấn về sử dụng nguồn nhân lực hành chính công. Đồng thời phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo về hành chính công trong cả nước để thống nhất nội dung, chương trình đào tạo; tiêu chuẩn hóa lao động hành chính công theo ngành nghề.
- Tạo mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với các Quận hành chính công trong việc cung cấp các nguồn nhân lực có chất lượng cao trong việc hỗ trợ đào tạo
- Quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân Thành Phố và Bộ Giáo dục và đào tạo trong việc triển khai các dự án đào tạo nhân lực.
KẾT LUẬN
Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những yếu tố tiên quyết nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC và đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của chương trình tổng thể cải cách hành chính
Vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đào tạo đội ngũ CBCC tại UBND quận Hải Châu là rất cần thiết. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, Luận văn ''Quản lý nhà nước về đào tạo đội ngũ công chức tại UBND quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng'' đã đạt được những kết quả như sau:
Đã hệ thống hoá những lý luận về đào tạo nguồn nhân lực. Luận văn đã xác định Công tác đào tạo CBCC là một động lực chủ yếu quyết định thành công cho quá trình đổi mới đất nước. Theo đó công tác đào tạo CBCC là công việc được chú trọng, quan tâm hàng đầu và thường xuyên. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo CBCC không chỉ góp phần xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Đã phân tích được thực trạng QLNN về công tác đào tạo đội ngũ CBCC tại UBND quận Hải Châu trong thời gian vừa qua. Rút ra những nhận xét đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong công tác đào tạo.
Thông qua lý luận và thực trạng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về đào tạo đội ngũ CBCC tại UBND quận Hải Châu trong thời gian đến, góp phần xây dựng đội ngũ công chức có chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao của UBND quận Hải Châu trong thời gian đến.