Để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn trên, ngoài yêu cầu chung là giáo viên phải có năng lực chuyên môn sƣ phạm vững vàng còn đòi hỏi mỗi giáo viên phải có lòng say mê, nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp, dành thời gian đầu tƣ cao cho công tác soạn giảng, nghiên cứu chƣơng trình, kiến thức nâng cao mở rộng khi cần thiết, chọn lọc hệ thống bài tập phù hợp, chuẩn bị thí nghiệm thực hành khi cần thiết và thử trƣớc nhiều lần để thực hiện thành công….. thì mới giúp học sinh hoàn thiện kiến thức và hứng thú trong khi học bộ môn Hoá học.
GV : Đặng Thị Oanh Trang
35
Dạy học tích cực khi luyện tập Hoá học đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị cũng nhƣ tổ chức để thực hiện. Ngoài việc cố gắng tuân theo những khuôn khổ chung, giáo viên cần đẩy mạnh việc tích cực hoá hoạt động tƣ duy của học sinh, tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, khám phá và tìm cách giải quyết các vấn đề giáo viên đƣa ra, giúp học sinh tự tin trong việc nắm bắt kiến thức, phát triển tốt tƣ duy sáng tạo để giáo dục tính tập thể trong học sinh.
Sử dụng thiết bị dạy học Hoá học và ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học là nhu cầu cần thiết không thể bỏ qua. Tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây thì mới đạt đƣợc hiệu quả cao trong giờ luyện tập:
- Bảo đảm tính mục đích: sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu, máy tính và các phần mềm nhƣ là phƣơng tiện giúp giáo viên tổ chức và học sinh thực hiện các hoạt động học tập theo hƣớng: học sinh chủ động hệ thống kiến thức và rèn luyện kĩ năng hoá học.
- Bảo đảm tính hiệu quả: không coi thiết bị dạy học Hoá học, máy tính, phầm mềm chỉ là công cụ trình chiếu mà thực sự là nguồn để giúp học sinh tìm tòi, vận dụng, tổng hợp kiến thức.
- Bảo đảm tính thiết thực và phù hợp: một số thí nghiệm có điều kiện thì cho học sinh hoặc giáo viên thực hiện, không thay thế thí nghiệm bằng hình thức trình chiếu hình ảnh thí nghiệm trong sách giáo khoa nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
Nên phối hợp linh hoạt các phƣơng pháp dạy học nhƣ: đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, học tập hợp tác theo nhóm nhỏ, tổ chức thực hiện thí nghiệm… để tăng tính đa dạng và hiệu quả của luyện tập hoá học.
Nên tổ chức thực hiện bài luyện tập trong các tiết thao giảng để đồng nghiệp dự giờ góp ý rút kinh nghiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tích luỹ đƣợc trong quá trình giảng dạy, xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp, hi vọng có đƣợc sự ủng hộ và góp ý chân thành của các bạn. Trong phạm vi bài viết nhỏ này, chắc chắn rằng nội dung và giải pháp còn nhiều bất cập, thiếu sót, rất mong lãnh đạo Ngành, các bạn đồng nghiệp nghiên cứu, chỉnh lí và bổ sung để giáo viên thực hiện tiết luyện tập đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn, phù hợp hơn trong quá trình dạy học Hoá học ở trƣờng THCS, đáp ứng đƣợc với nhu cầu mới của đất nƣớc.
Mỹ Tài, ngày 30 tháng 3 năm 2010
Ngƣời viết Đặng Thị Oanh
Nhận xét của Ban Giám Hiệu Trƣờng THCS Mỹ Tài
GV : Đặng Thị Oanh Trang
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, Sách bài tập, Sách giáo viên Hoá Học lớp 8 và 9. 2. Một số vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Hoá Học THCS. (Cao Thị Thặng – Vũ Anh Tuấn)
3. Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS. (Vụ giáo dục trung học) 4. Lý luận dạy học hoá học đại cƣơng. ( Nguyễn Thị Kim Cúc) 5. Phƣơng pháp giảng dạy Hoá học trong nhà trƣờng phổ thông. ( Lê Văn Dũng - Nguyễn Thị Kim Cúc)
MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU. ... 2 1. Lý do chọn đề tài. ... 2 2. Nhiệm vụ chọn đề tài. ... 3 3. Phƣơng pháp tiến hành. ... 3
4. Cơ sở và thời gian tiến hành. ... 4
PHẦN II: KẾT QUẢ. ... 5
1. Thực trạng dạy học Hoá học đối với bài luyện tập ... 5
2. Giải pháp mới. ... 8
3. Giáo án minh hoạ……… ... 21
PHẦN III. KẾT LUẬN. ... 33
1. Khái quát chung. ... 33
2. Lợi ích và khả năng vận dụng………..33
3. Đề xuất, kiến nghị. ... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ... 37
MỤC LỤC. ... 38