Hiện trạng thu gom và vận chuyển rác thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm lochhof 26, mösbach achern, germany (Trang 37)

Rác thải được phân loại và sau đó được tập trung tại 1 vị trí tại farm vào cuối ngày làm việc và được vận chuyển đến bãi tập kết rác của khu vực vào các cuối tháng.

Phương tiện: Vận chuyển bằng tracter đối với rác thải nông nghiệp thông thường. Đối với rác thải nguy hại có xe vận chuyển chuyên dụng, có hệ thống nâng những xe thu gom đẩy tay, thiết kế chứa rỉ rước rác đảm bảo các qui chuẩn, yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường. Thời gian vận chuyển được chia thành 2 ca:

 Ca 1: Từ 7h đến 12h

30

Qui trình thu gom và vận chuyển rác thải nông nghiệp tại farm

Hình 4.5 Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác thải 4.3.2. Hiện trạng xử lý rác thải

Phương pháp xử lý rác thải tại farm:

+ Rác thải trồng trọt là hữu cơ sử dụng phương pháp thiêu đốt, ủ sinh học ngay tại farm.

+ Đối với các trang thiết bị phục vụ nông nghiệp sử dụng phương pháp thiêu đốt, công nghệ ép kiện, một phần được tái chế hoặc được vận chuyển đến các nhà máy xử lý rác

+ Rác thải nguy hại được vận chuyển đến các nhà máy chuyên xử lý chất thải nguy hại.

Đối với các loại rác thải khó xử lý thì sẽ được xử lý sơ bộ tại bãi tập kết, xử lý của khu vực, sau đó được vận chuyển đến nhà máy chuyên xử lý hoặc xuất khẩu rác.

Phí rác thải nông nghiệp là 25 euro/tấn rác thải.

Bảng 4.5: Khối lượng rác thải thu gom và xử lý của trong qua các năm Năm Khối lượng phát sinh (kg/năm) Khối lượng thu gom (kg/năm)

Tỷ lệ thu gom và xử lý (%) 2015 4120 3870 94 2016 3250 3140 96 2017 3560 3310 93 2018 3927 3750 95

( Nguồn kết quả điều tra, 2018) Rác phát sinh Thu gom bằng

xe đẩy tay

Bãi tập kết rác khu vực

Xe chở đi xử lý

31

Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện lượng rác thải được xử lý so với lượng rác thải phát sinh qua các năm

Qua biểu đồ thấy rằng việc thu gom, quản lý rác thải trong trồng trọt đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên lượng rác thải phát sinh ngày càng gia tăng nhanh chóng từ con số 4665 (kg/năm) năm 2015 tới con số 6930 (kg/năm) vào năm 2018 với hệ số thu gom đạt 97%. Như vậy vẫn còn một số lượng rác chưa được thu gom và xử lý.

Bảng 4.6: Khối lượng rác thải thu gom và xử lý của trong trong năm 2018 Tháng Khối lượng phát sinh

(kg/tháng)

Khối lượng thu gom

(kg/tháng) Tỷ lệ (%) 6 395 375 94 7 392 370 94 8 364 348 95 9 636 598 94 10 948 905 95 11 850 807 94 12 342 326 95 Tổng

(Nguồn kết quả điều tra, 2018)

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2015 2016 2017 2018

Khối lượng phát sinh Khối lượng thu gom

32

Bảng tổng hợp trên cho thấy rác thải phát sinh nhiều nhất từ tháng 9 đến tháng 11, lượng rác phát sinh từ 636kg – 948kg. Các tháng còn lại lượng rác phát sinh trung bình khoảng 360kg, tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải đạt 93%-95%.

Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện lượng rác thải được xử lý so với lượng rác thải phát sinh các tháng trong năm 2018

Biểu đồ thể hiện lượng rác thải được xử lý so với lượng rác thải phát sinh các tháng trong năm 2018 cho thấy lượng rác thải phát sinh không đồng đều, từ tháng 9 đến tháng 11 phát sinh nhiều rác thải nhất. Tỉ lệ rác thải được sử lý khá cao với 95% vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11. Qua đó cho thấy được nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của chủ trang trại và toàn bộ công nhân.

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Lượng rác phát sinh Lượng rác được thu gom và xử lý

33

Hình 4.8: Rác sau khi xử lý tại bãi tập kết và đưa đến nhà máy xử lý 4.4. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp cải thiện việc quản lý rác thải nông nghiệp trên khu vực

4.4.1. Một số tồn tại trong quản lý rác thải tại farm

Qua điều tra thực tế về công tác quản lý rác thải nông nghiệp tại farm, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như sau :

- Rác thải chưa được phân loại triệt để, toàn diện nên gặp khó khăn trong công tác xử lý.

- Kinh phí đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải chưa cao.

- Ý thức của một số người lao động chưa cao, nhiều người tuy có hiểu biết về môi trường nhưng lại thờ ơ không có ý thức bảo vệ môi trường, những hiện tượng vứt rác ra ven đường, khu vực xung quanh farm còn phổ biến.

34

- Việc xử lý rác thải vẫn còn nhiều khó khăn do công tác phân loại rác tại nguồn chưa được tiến hành triệt để. Các rác thải vẫn còn đổ chung với nhau điều này dẫn đến một số rác thải khó phân hủy bị ứ đọng lại làm giảm diện tích xử lý rác của bãi rác và một số chất thải nguy hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

4.4.2. Đề xuất giải phá cải thiện việc quản lý rác thải nông nghiệp

4.4.2.1. Giải pháp về chính sách

- Để thực hiện thành công các mục tiêu quản lý rác thải bảo vệ môi trường nhất thiết phải có sự tham gia tích cực của người dân, người lao động tại khu vực quanh khu vực, mặt khác cần có tổ chức giám sát thực hiện một cách chặt chẽ việc thu gom rác thải. Đồng thời phải tuyên truyền giáo dục cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường rác thải, nước thải và công nghiệp, đặc biệt là vấn đề rác thải nông nghiệp.

- Giải pháp về chính sách giúp cho việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải tăng thêm hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân sống tại khu vực, chính sách cấn phải bao quát được nhiều vấn đề từ khâu phân loại rác tới khâu vận chuyển, xử lý.

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên và vật liệu trong hoạt động nông nghiệp. - Giảm cả chất thải có khả năng phân huỷ và không phân huỷ.

- Giảm các mối nguy hại liên quan đến nông nghiệp và thiệt hại cho môi trường.

- Bảo toàn cân bằng thiên nhiên nông nghiệp.

- Sử dụng hiệu quả đất đai và nguồn lực cho phát triển nông thôn. - Bảo tồn đặc trưng nông thôn độc đáo của các cộng đồng nông nghiệp. - Duy trì không gian mở nông thôn là "phổi xanh" vì lợi ích của cộng đồng đô thị.

35

- Khuyến khích phát triển bền vững theo các khái niệm quốc gia và quốc tế thỏa thuận.

- Phát triển bền vững cho nông nghiệp là việc sử dụng khôn ngoan các nguồn tài nguyên không thể đảo ngược (đất đai, nước, năng lượng) và giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường của các nguồn lực nhân tạo được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu không phân huỷ). Nó bao gồm việc giảm sử dụng, thay thế, và cải thiện các nguồn tài nguyên này cũng như điều trị bổ sung nông nghiệp phụ, các sản phẩm như chất thải hữu cơ, chất thải tràn và khí thải.

4.4.2.2. Giải pháp đầu tư

- Tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho công tác tuyên truyền về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác, đầu tư các trang thiết bị, vật tư cần thiết như dụng cụ lao động, xe đẩy tay….

- Tiến hành điều tra đăng kí toàn bộ các farm, cơ quan tham gia đóng phí vệ sinh môi trường , chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc nhận thức của người dân sống tại khu vực.

- Đầu tư các kỹ thuật xử lý rác thải một cách có hiệu quả và ít ảnh hưởng tới môi trường nhất và sử dụng triệt để các rác thải có thể tái chế.

4.4.2.3. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục

- Cần tiến hành nhanh chóng những hoạt động về giáo dục để tuyên truyền cho việc nâng cao ý thức của người lao động, nhân dân trong việc bảo vệ môi trường cũng như việc phân loại thu gom chất thải ngay tại. Để việc tuyên truyền giáo dục đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải xây dựng những hình thức tuyên truyên hấp dẫn phù hợp với từng điều kiện kinh tế, xã hội, con người nơi sinh sống.

36

4.4.2.4. Giải pháp về công nghệ

- Hiện nay có rất nhiều công nghệ cho việc xử lý rác thải nông nghiệp nói riêng và chất thải nói chung nhưng để lựa chọn được công nghệ tối ưu nhất trong việc xử lý rác cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể cửa từng khu vực việc lựa chọn sao cho ít tốn kém hợp vệ sinh và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.

37

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực tế công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm Lochhof 26 thu được kết quả sau:

- Nguồn gốc phát sinh rác thải nông nghiệp trên khu vực Idan chủ yếu là từ hoạt động trồng trọt, nguyên-vật liệu, trang thiết bị và các chất thải nguy hại. Tổng lượng phát sinh rác thải qua điều tra tại farm là 3927kg/năm. Trong đó rác thải trồng trọt là 856 kg/năm, rác thải từ trang, thiết bị, nguyên, vật liệu là 2651 kg/năm, rác thải nguy hại là 420 kg/năm.

- Tổng lượng rác thải được thu gom, xử lý năm 2018 là 3730 kg/năm, đạt 95% hiệu quả xử lý. Tổng lượng rác thải còn tồn dư chưa được thu gom năm 2018 là 177 kg/năm. Phương pháp xử lý:

+ Rác trong trồng trọt sử dụng phương pháp thiêu đốt, ủ sinh học.

+ Các trang thiết bị phục vụ nông nghiệp sử dụng phương pháp thiêu đốt, công nghệ ép kiện, một phần được tái chế hoặc được vận chuyển đến các nhà máy xử lý rác trên thành phố chern

+ Rác thải nguy hại được vận chuyển đến các nhà máy chuyên xử lý chất thải nguy hại.

5.2. Kiến nghị

- Để làm tốt công tác quản lý rác thải nông nghiệp trên farm Farm Lochhof 26 cần có các cơ chế, chính sách và biện pháp hợp lý, huy động nguồn lực lớn cả về tài chính và sự tham gia của toàn thể công nhân.

- Đề nghị tăng cường hơn nữa sự quan tâm đầu tư cho công tác quản lý và BVMT trên khu vực Moshaw Idan, xây dựng bãi chôn lấp rác, các nhà máy xử lý rác bằng công nghệ RDF… hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình kỹ thuật xử lý rác thải để xử lý triệt để lượng rác thải này.

38

- Có cơ chế chính sách phù hợp đối với công tác quản lý rác thải nông nghiệp, hỗ chợ phương tiện, các trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của khu vực.

- Thực hiện tốt việc phân loại rác ngay tại nguồn, thu gom và đổ thải rác đúng nơi quy định.

- Tổ chức phổ biến kiến thức về môi trường cho các farm đồng thời cần có chế tài xử phạt đối với các đơn vị, cá nhân xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định nhằm nâng cao ý thức của người dân. Tăng cường xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường trên khu vực.

- Để giải quyết những vấn đề trên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính quyền tai khu vực cũng như sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng và ý thức của mỗi cá nhân để làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp và hướng tới sự phát triển bền vững.

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường & Ngân hàng Thế Giới (2010). Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam năm 2010, Chất thải rắn.

2. Trương Thành Nam (2007), Bài giảng Kinh tế chất thải, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

3. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn - Nxb Khoa học kỹ thuật.

4. Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu.

5. Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự (2001), Quản lý Chất thải rắn - Nxb Xây dựng.

II. Tiếng Anh

6. The environmentally friendly German

https://www.dw.com/en/the-environmentally-friendly-german/a-

16459092?fbclid=IwAR1XUdz1_i0lTDaTshuyCNUqM0jYPFSMf2FQ8J dQ3Bcfs7y64tH1qhU_M1M

III. Internet

7.Nước Đức : https://vi.wikipedia.org/wiki/duc

8.Những quốc gia có chỉ số sang tạo cao nhất thế giới

https://infographics.vn/nhung-quoc-gia-co-chi-so-sang-tao-cao-nhat-the- gioi/12043.vna 9. Khí hậu nước Đức https://cacnuoc.vn/chitiet/khi-hau-nuoc-duc/ 10 Bản đồ nước Đức https://cacnuoc.vn/chitiet/dia-ly-nuoc-duc/ 11. Cách người Đức tái chế rác

40

https://baomoi.com/xem-cach-nguoi-duc-tai-che-rac-khien-nhieu-quoc- gia-phai-xau-ho/c/22706794.epi

12. Vì môi trường sống an toàn hơn http://moitruong.com.vn

13. Copyright 2009-2016 Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư http://nhipcaudautu.vn

PHỤ LỤC Cơ sở pháp lý

- Quy chế kiểm soát chất thải Nông nghiệp số 377/2008, ngày 9 tháng 12 năm 2008.

- Sổ tay (NEH), Phần 651, Sổ tay hiện trường quản lý chất thải nông nghiệp (AWMFH).

- Quy chế Quản lý Chất thải Nông nghiệp (AWCR) tháng 7 năm 2015. - Dịch vụ Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên tháng 10 năm 2013.

- Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm lochhof 26, mösbach achern, germany (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)