Xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt của công ty trách nhiệm hữu hạn chulwoo vina (Trang 38)

Sau quá trình tìm hiểu hệ thống thu gom nước thải của công ty và tìm hiểu về các quy trình công nghệ xử lý nước thải, tôi nhận thấy:

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của công ty chưa đạt tiêu chuẩn khi nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thải ra môi trường vượt quá nồng độ cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B) và Khu công nghiệp Song Khê. Xuất phát từ thực trạng nói trên tôi xin đề xuất công nghệ xử lý nước

thải sinh hoạt cho công ty

Công nghệ xử lý nước thải Johkasou

Johkasou là hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học, dùng các vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí nhằm loại bỏ BOD, các chất hữu cơ, vô cơ và vi khuẩn độc hại có trong nước thải; sử dụng màng lọc khuẩn theo hướng không gian nhằm tăng diện tích tiếp xúc nước thải với các vi sinh vật đặc hiệu. Cấu tạo của bể xử lý Johkasou gồm 5 ngăn:

* Ngăn thứ nhất (bể lọc kỵ khí): Tiếp nhận nguồn nước thải, sàng lọc

các vật liệu rắn, kích thước lớn (giấy vệ sinh, tóc …), đất, cát có trong nước thải; * Ngăn thứ hai (bể lọc kỵ khí): loại trừ các chất rắn lơ lửng bằng quá

39 trình vật lý và sinh học.

* Ngăn thứ ba (bể lọc màng sinh học): loại trừ BOD, loại trừ Nitơ, Phốtpho bằng phương pháp màng sinh học.

* Ngăn thứ tư: Bể trữ nước đã xử lý

* Ngăn thứ năm (bể khử trùng): diệt một số vi khuẩn bằng Clo khô, thải nước xử lý ra ngoài.

Hình 4.4. Cấu tạo của bể lọc Johkasou

Ưu điểm khi sử dụng hệ thống Johkasou:

- Hệ thống gọn nhẹ, độ bền cao, sử dụng an toàn. - theo tiêu chuẩn Nhật Bản. - Thể tích của hệ thống Johkasou chỉ bằng 70% thể tích của bể tự hoại

cho cùng số người sử dụng.

- Vị trí lắp đặt: bên ngoài toà nhà hoặc trong gara xe, được chôn ngầm dưới đất, không tốn về diện tích.

40 - Bùn lắng được thu gom triệt để.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Johkasou được thể hiện trong hình sau:

Nước bề mặt

Bùn thải

đường hồi lưu

nước rửa ngược

Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Johkasou

Đầu vào

Chắn rác

Ngăn điều hòa lưu lượng

Lọc tinh

Ngăn chứa đệm vi sinh

Ngăn chứa vật liệu lọc

Nước đã qua xử lý Khử trùng Khoang chứa bùn lắng Đầu ra

41

* Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

a. Ngăn chắn rác

Ngăn chắn rác dùng để loại bỏ hầu hết các chất rắn khô, một phần chất rắn lơ lửng (SS) trong nước thải đầu vào. Một lượng bùn lắng xuống dưới đáy và lớp váng trên bề mặt được tạo ra trong quá trình phát sinh khí gas. Như vậy chất rắn lơ lửng được tách ra và nước thải sẽ chảy sang ngăn điều hòa. Để tránh bùn và váng trong bể này tăng lên sẽ làm giảm thể tích bể, do đó định kỳ chuyển bùn vào thiết bị nén, bể lưu định kỳ.

b. Bể điều hòa

Bể điều hòa có tác dụng lưu nước thải, điều hòa dao động của lượng nước thải đầu vào đảm bảo sự ổn định cho việc xử lý vi sinh. Thể tích hữu dụng bể được tính theo công thức:

V = (𝑄

𝑇 − 𝐾×𝑄

24 ) × 𝑇

Trong đó:

V: Thể tích hữu dụng của bề điều hòa T: Thời gian xả thải

Q: Lượng nước thải trong một ngày (m3/ngày) K: Hệ số điều hòa (1.0-1.5)

Để ngăn ngừa việc lắng bùn, sục khí và lượng khí lớn hơn 0.75m3/h.Nước thải chảy từ bể điều hòa vào bể chứa giá đỡ vi sinh thông qua hộp phân phối nước một cách gián đoạn.

Nước trong bể điều hòa sẽ được chuyển sang ngăn chứa giá đỡ vi sinh thông qua hộp phân phối, hộp phân phối có ống chảy tràn, chảy trở lại bể điều hòa khi quá tải.

42

Ngăn chứa giá đỡ vi sinh và chứa vật liệu lọc là những ngăn riêng biêt. Bên trong ngăn chứa giá vi sinh là từ những ống hình trụ bằng nhựa sơ với trọng lượng đặc biệt. Trong ngăn chứa có máy tản khí, làm cho đệm vi sinh chuyển động liên tục bên trong bể, tăng diện tích tiếp xúc của vi sinh vật.

Trong khoang chứa vật liệu vi sinh sẽ thực hiện xử lý hiếu khí thông qua các vi sinh vật dính trên bề mặt của giá đỡ vi sinh và lượng oxi cung cấp. Các vi sinh vật tiếp nhận oxi từ quá trình thổi khí sẽ oxi hóa hợp chất hữu cơ nhanh và hiệu quả. Kích thước của vật liệu vi sinh là µ28mm.

Lưu lượng khí cần thiết để làm các vật liệu vi sinh chuyển động trong ngăn này và đủ để xử lý BOD, khử Nito cung cấp oxi cho các VSV. Hơn 90% BOD sẽ được loại bỏ trong phần này.

BOD + O2 → CO2 + H2O

Lượng Nito sẽ được sử dụng cho các VSV. Khi lượng BOD đầu vào khoảng 300mg/l, sẽ có khoảng 10mg/l Nito hấp thụ trong bùn. Khi lượng Nito vào là 40 mg/l, Nito trong nước thải sẽ có khoảng 30 mg/l.

BOD + T-N + O2 → Vi khuẩn (Hữu cơ-N) + CO2 + H2O NH4-N → NO3-N (Khử Nito trong ngăn chứa vật liệu VS)

NO3-N + BOD → N2↑ + CO2 + H2O (Khí Nito trong ngăn xử lý sơ cấp)

d. Ngăn chứa vật liệu lọc

Trong ngăn chứa vật liệu lọc có nhiều ống nhựa hình trụ rỗng chuyển động, có trọng lượng đặc biệt thể tích cố định. Các vật liệu lọc sẽ loại bỏ hầu hết các chất rắn lơ lửng. Trong ngăn này có thiết kế một bơm rửa ngược đặt dưới đáy bể, hoạt động trong khoảng 5-20 p/lần, 1-2 lần/ngày. Nước có nhiều chất rắn lơ lửng SS sau khi rửa ngược sẽ được chuyển tới bể nén bùn.

43

e. Ngăn xử lý

Ngăn xử lý lưu nước đã qua xử lý và tách bùn mà không kết nối với vật liệu lọc sau khi đã ngăn ngừa các khe do rỉ bùn. Thể tích hữu dụng của ngăn xử lý có thể lưu được hơn 1h tổng thể tích nước thải vào.

f. Ngăn khử trùng

Trong ngăn khử trùng, sẽ khử trùng nước đã xử lý, thể tích hữu dụng của các ngăn có thể lưu 15 phút tổng lượng nước đầu vào. Chất lượng nước thải đã xử lý được đánh giá bằng chỉ số BOD thấp hơn 20mg/l và có thể loại bỏ được 90% COD.

g. Ngăn lưu, nén bùn

Lưu và nén bùn rửa ngược từ ngăn lọc. Phần nước bên trên sẽ được hồ lưu về bể điều hòa. Thể tích hữu dụng của ngăn chứa bùn là lưu được 14 ngày với 2% bùn tập chung, 80% bùn tạo thành trong quá trình xử lý BOD. Vì vậy cần làm sạch 2 tuần 1 lần.

Kết luận:

Johkasou là thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt đã được sử dụng từ hàng trăm năm qua ở Nhật Bản, là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nhờ các vi sinh vật kị khí và hiếu khí nhằm loại bỏ BOD và các chất hữu cơ, vô cơ, vi khuẩn độc hại khác có trong nước thải. Với những ưu điểm vượt trội, đặc biệt Nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn Nhật Bản – Cao hơn tiêu chuẩn TCVN 6772-2000 và QCVN 14/2008/BTNMT cho thấy hiệu quả xử lý của công nghệ là rất cao, với giá thành hợp lý cũng như tuổi thọ cao (các thiết bị bên trong Johkasou có tuổi thọ ít nhất là 30 năm, còn phần vỏ Johkasou làm bằng composite có tuổi thọ trên 100 năm) được xem như giải pháp phù hợp với nhà máy để xử lý nước thải sinh hoạt.

44

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Công ty TNHH Chulwoo Vina là một thành viên của KCN Song Khê – Nội Hoàng Phía Nam, nằm trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang không những mang lại các sản phẩm phục vụ dân dụng mà công ty đã và đang đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa bàn.

Không chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà vấn đề về môi trường cũng được công ty rất quan tâm đặc biệt là nước thải. Sau quá trình tìm hiểu về công ty TNHH Chulwoo Vina và các công trình xử lý nước thải của công ty, tôi nhận thấy:

- Công ty TNHH Chulwoo Vina đã nhận dạng được hết các dòng chất thải và tính toán được hết tải lượng các loại chất thải.

- Công ty đã có những biện pháp bảo vệ môi trường, đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại nhằm hạn chế sự phát sinh và xử lý hiệu quả nguồn nước thải.

- Tuy nhiên hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của công ty chưa đạt tiêu chuẩn vì nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải còn vượt quá tiêu chuẩn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT QCKTQG về nước thải công nghiệp và khu công nghiệp.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với công ty

- Luôn luôn đổi mới, tìm hiểu và ứng dụng các công nghệ xử lý mới, tiết kiệm, hiệu quả cao và phù hợp với tình hình sản xuất của công ty.

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn sao cho nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải khi thải ra môi trường

45

- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.

5.2.2. Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền

- Luôn luôn khuyến khích công ty thực hiện các công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động của công ty. - Tạo mọi điều kiện thuận lơi để công ty có thể phát triển tốt nhất.

- Xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường đối với cơ sở gây ô nhiễm. - Kiểm tra định kỳ các hệ thống xả thải của công ty.

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuấn Anh, Dương Thị Minh Hòa (2011), “Bài giảng quan trắc và phân tích môi trường”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2. “Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)”, thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

3. Nguyễn Sỹ Dũng (2007), “Nước sạch và Vệ sinh môi trường vấn đề của toàn xã hội” - tạp chí Môi trường và Cuộc sống - Hội nước sạch môi trường Việt Nam.

4. Hoàng Văn Huệ (2004), “Công nghệ môi trường - Tập 1- Xử lý nước”,

Nxb Xây dựng Hà Nội.

5. Cao Liêm và Trần Đức Viên (1990), “Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường”, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Lợi (2009), “Bài giảng Khoa học môi trường đại cương”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7.Nguyễn Thành Luân (2008), “Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước và vệ sinh”, Thái Nguyên.

8.“Luật Bảo vệ Môi trường 2005”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9.Nguyễn Huy Nga và cs (2007), “Chất lượng nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam”, Hà Nội.

10. Dư Ngọc Thành (2009), “Bài giảng Quản lý tài nguyên nước”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

11.Đào Trọng Tứ (2012), “Tham luận tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam”, Hội thảo tiềm năng và giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng nước cho ngành khách sạn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt của công ty trách nhiệm hữu hạn chulwoo vina (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)