Địa điểm và thời gian tiến hành

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt của công ty trách nhiệm hữu hạn chulwoo vina (Trang 25)

3.2.1. Địa điểm

Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH ChulWoo Vina.

3.2.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ 01/2019 đến 04/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

-Tổng quan về Công Ty TNHH Chulwoo Vina.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại công ty TNHH Chulwoo Vina.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại công ty.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu

- Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật về công tác quản lý môi trường nước.

26

- Kế thừa, sử dụng các tài liệu của công ty tại báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty.

- Tìm hiểu và thu thập các số liệu văn bản, tạp chí, internet của khu vực

3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích

* Số lượng mẫu: Đề tài tiền hành lấy 4 mẫu nước của công ty TNHH ChulWoo Vina :

Bảng 3.1. Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích

TT Ký hiệu Tên điểm lấy mẫu

1 Mẫu 1 Mẫu nước thải sinh hoạt từ bể phốt 1

2 Mẫu 2 Mẫu nước thải sinh hoạt từ bể phốt 2

3 Mẫu 3 Mẫu nước thải sinh hoạt từ bể phốt 3

4 Mẫu 4 Mẫu nước thải sinh hoạt từ bể phốt 4

* Phương pháp lấy mẫu: Mẫu được lấy theo TCVN.

- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

- TCVN 5993:1995 (ISO 5667- 3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

- TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11: 1992) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

* Chỉ tiêu theo dõi: pH, Fe, CaCO3, NH4+, Cl-, F-, As, E.Coli, Colifom

* Phương pháp phân tích

Mẫu được phân tích với các chỉ tiêu như sau:

27

- TCVN 6186: 1996 (ISO 8467:1993 (E)) - Chất lượng nước - Xác định chỉ số Pemaganat.

- TCVN 2672-78 - Nước uống - Phương pháp xác định độ cứng tổng số.

- TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) - Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng chất và chuẩn độ.

- TCVN 6194-1996 (ISO 9297-1989) - Chất lượng nước - Xác định clorua - Chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp MO).

- TCVN 6195: 1996 (ISO 10359- 1: 1992) – Chất lượng nước – Xác định Florua – Phương pháp dò điện hóa đối với nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ.

- TCVN 6177: 1996 (ISO 6332: 1988) – Chất lượng nước – Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 phenantrolin.

- TCVN 6626-2000 (ISO 11969-1996) - Chất lượng nước - Xác định asen. Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).

- TCVN 6187-2: 1996 (ISO 9308-2: 1990), Chất lượng nước – Phát hiện và đếm Escherichina coli và vi khuẩn colifom, vi khuẩn colifom chịu nhiệt và escherichina coli giả định.

- TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990), Chất lượng nước - Phát hiện và đếm Escherichina coli và vi khuẩn colifom, vi khuẩn colifom chịu nhiệt và escherichina coli giả định.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo.

Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm excel, word để thống kê, tính toán các giá trị, vẽ các biểu đồ.

28

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất.

- QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. - Các số liệu sau khi thu thập, phân tích, xử lý được đánh giá tổng hợp và tổng kết thành một bản kết quả cô đọng nhất làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu.

29

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về Công ty TNHH Chulwoo Vina

4.1.1. Vị trí địa lý

Công ty Cổ phần TNHH ChulWoo Vina nằm trong Khu Công Nghiệp Song Khê – Nội Hoàng Phía Nam thuộc địa bàn xã Tiền Phong ,huyện Yên Dũng,tỉnh Bắc Giang.

Huyện Yên Dũng là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, gồm 19 xã và 2 thị trấn. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Bắc Giang 16 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km.

30

4.1.2. Điều kiện tự nhiên

Tài nguyên đất đai của huyện tương đối đa dạng, phong phú, với tổng diện tích tự nhiên trên 19.000 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp trên 12.200 ha (bao gồm đất đồi núi với phần lớn diện tích thuộc dãy núi Nham Biền, đất ruộng bằng phẳng và đất thấp trũng), diện tích đất phi nông nghiệp trên 6.800 ha; dân số trên 136.000 người.

Hệ thống giao thông với các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 17 và 4 tuyến đường tỉnh (398, 299, 299B, 293) chạy qua địa bàn huyện, ngoài ra còn có hệ thống giao thông đường thuỷ do được bao bọc bởi 3 con sông (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) là điều kiện thuận lợi trong việc liên kết vùng, giao thương và tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật.

4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Yên Dũng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế- xã hội. Với vị trí tương đối thuận lợi: là cửa ngõ của thành phố Bắc Giang ở phía Bắc, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua, được bao bọc bởi ba con sông lớn là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá cả đường bộ và đường thuỷ. Chính vì lẽ đó mà hiện tại Yên Dũng đang là một trong những địa phương trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh. Tính đến hết năm 2007 toàn huyện đã có 72 tổ chức và cá nhân được chấp nhận đầu tư vào địa bàn, diện tích thuê đất là 77,5 ha, với số vốn đăng ký đạt 629,369 tỷ đồng và 7,83 triệu USD.

Giá trị sản xuất công nghiệp -TTCN (giá CĐ 1994) đạt 427 tỷ đồng, bằng 100% KH, tăng 38% so với năm 2009, trong đó: Kinh tế HTX: 3,8 tỷ đồng, tăng 5,5%; kinh tế hỗn hợp: 384 tỷ đồng, tăng 80%; kinh tế cá thể: 39,2 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2009. Thành lập mới 23 doanh nghiệp với số vốn đăng ký hoạt động 94 tỷ đồng. Là một vùng đất phù sa cổ, có nhiều cánh động rộng, bằng phẳng cùng vời hệ thống thuỷ lợi đã và đang được cứng hoá, huyện có điều kiện để phát triển ngành

31

nông nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp 10.499 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 10.171 ha, Yên Dũng đang tích cực đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt là lúa chất lượng cao. Hàng năm, năng suất lúa bình quân đạt 52 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 87.230 tấn. năm 2009 huyện hoàn thành xây dựng thương hiệu Gạo thơm Yên Dũng. Nuôi trồng thuỷ sản cũng là thế mạnh của huyện với trên 1.015 ha mặt nước tự nhiên và khoảng 761 ha diện tích chuyển đổi sang nuôi cá, sản lượng thuỷ sản toàn huyện hàng năm đạt trên 3.000 tấn. Do vậy Yên Dũng được quy hoạch là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Bắc Giang.

Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện rất lớn. Trong những năm qua cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân huyện cùng với sự đoàn kết của toàn thể nhân dân trong huyện Yên Dũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và các hoạt động văn hoá, xã hội; chính trị, an ninh được giữ vũng. Yên Dũng đang phấn đấu trở thành một huyện "mạnh về kinh tế, giàu về văn hoá".

4.2. Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt của công ty TNHH Chulwoo Vina. Chulwoo Vina.

* Thực trạng nước thải của công ty

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà bếp, nhà ăn, nước thải từ các khu vệ sinh. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều thành phần hữu cơ và vi khuẩn. Do chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy như phế thải thực phẩm, giá trị BOD, hàm lượng chất rắn lơ lửng, tổng lượng nitơ (N), phốt pho (P)… cao. Ngoài ra, nước thải còn chứa các vi khuẩn như coliform.

* Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt của công ty

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà bếp và nước thải từ các khu vệ sinh (khu vệ sinh của khối văn phòng và khu vệ sinh của các nhà xưởng). Nhà máy bố trí một khu vực nhà bếp, nhà ăn và 42 khu vực nhà vệ sinh. Tổng lượng nước thải được tính toán dựa trên số lượng cán bộ, công nhân làm việc thường xuyên tại nhà máy, theo thống kê tổng lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 163,6

32

m3 /ngày.đêm (Nước cấp cho các khu vệ sinh ở các xưởng sản xuất và cấp cho hoạt động rửa sàn được lấy từ nước sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải sản xuất, khoảng 100 m3 /ngày). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều thành phần hữu cơ và vi khuẩn. Do chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy như phế thải thực phẩm, giá trị BOD, hàm lượng chất rắn lơ lửng, tổng lượng nitơ (N), phốt pho (P)… cao. Ngoài ra, nước thải còn chứa các vi khuẩn như coliform. Để giảm thiểu ô nhiễm ô nhiễm môi trường nước, Cơ sở đã xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp. Nước thải sinh hoạt từ khu vệ sinh của Khối văn phòng được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn thể tích 58,2m3 . Nước thải từ nhà bếp qua song chắn rác, bể tách mỡ được dẫn vào bể phốt nêu trên rồi cùng với nước thải sinh hoạt khối văn phòng thoát ra hệ thống thoát nước của Khu công nghiệp. Nước thải từ các khu vệ sinh ở nhà xưởng được xử lý bằng 3 bể tự hoại 3 ngăn với thể tích mỗi bể khoảng 35 m3 /bể, sau đó được dẫn đến hố ga và thải ra hệ thống thoát nước chung của Khu công nghiệp. Toàn bộ nước thải sinh hoạt của công ty được xả ra hệ thống thoát nước chung của Khu công nghiệp qua 4 cửa xả.

33

Sơ đồ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của công ty được minh họa theo sơ đồ sau:

Hình 4.2. Sơ đồ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của công ty.

Nước vào Nước thải nhà bếp Song chắn rác Bể tách mỡ (V=30 m3 ) Nước thải từ nhà vệ sinh 4 bể phốt 3 ngăn Trong đó: 1 bể: V= 58,2 m3/bể 3 bể: V= 35 m3/bể Hệ thống thoát nước thải của KCN

34

Nước ra

Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống bể tự hoại

Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp sinh học dựa trên nguyên ắtc phân h ủy các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí.

Mô tả công nghệ xử lý : Nước thải từ nhà v ệ sinh được xử lý trong các bể

tự hoại để phân h ủy chất hữu cơ, đồng thời thực hiện 2 chức năng: lắng nước thải và lên men cặn lắng.

Thời gian nước lưu trong bể từ 1-3 ngày nên vận tốc nước chảy trong bể rất nhỏ. Do đó trong quá trình chuyển động, các hạt cặn sẽ chịu tác dụng của trọng lực, lắng dần xuống đáy bể. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 3 – 6 tháng, các chất hữu cơ trong cặn lắng sẽ bị phân h ủy nhờ hoạt động của các vi sinh vật yếm khí. Nhờ vậy, cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và gi ảm thể tích. Tốc độ lên men nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhi ệt độ, độ pH của nước thải, lượng vi sinh vật có trong lớp cặn,... Nhiệt độ càng cao t ốc độ lên men ặcn càng nhanh. Kết quả của quá trình lên menặcn là s ẽ xử lý được cặn tươi, các chất hữu cơ sẽ bị phân hu ỷ thành các chất đơn giản gồm H2O, CO2, CH4,... Độ ẩm của cặn tươi vào b ể và c ặn khi lên men ươtng ứng là 95% và 90%.

Bùn cặn ở đáy bể được hút định kỳ 6 tháng/lần và đem đi xử lý. Mỗi lần lấy phải để khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm gi ống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện cho quá trình phân huỷ cặn.

35

Để đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt của nhà máy sau khi được xử lý bằng 4 bể phốt 3 ngăn, công ty đã ph ối hợp với Phòng Phân tích Độc chất Môi tr ường – Vi ện Công nghệ Môi tr ường – Vi ện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành l ấy mẫu nước thải sinh hoạt tại 4 vị trí xả thải để phân tích. K ết quả phân tích được chỉ ra trong bảng dưới đây:

Bảng 4.1. Kết quả phân tích m ẫu nước thải sinh hoạt tại công ty

Kết quả phân

tích

Tiêu chuẩn cho phép T T Chỉ tiêu Đơn vị QCVN phân tích Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 40:2011/BTMN T Tlip (Cột B) 1 Nhiệt độ oC 18,2 18,4 18,1 18,2 40 40 2 Màu s ắc Co – Pt 5 40 15 15 150 50 3 pH - 7,43 7,8 7,96 7,91 5,59 6-9 4 BOD5 mg/l 5,6 82 44 36,5 50 <240 5 COD mg/l 16 192 96 86 150 <350 6 SS mg/l 9 67 26 18 100 <200 7 As mg/l 0,0008 0,002 0,0069 0,0012 0,1 0,045 8 Hg mg/l 0,0016 <0,0005 <0,0005 0,0018 0,01 0,0045 9 Pb mg/l 0,009 0,029 0,024 0,023 0,5 0,09 10 Cd mg/l 0,0003 0,001 0,0004 0,0004 0,1 0,045 11 Cr6+ mg/l <0,005 <0,005 <0,005 <0,005 0,1 0,045 12 Cr3+ mg/l 0,006 0,005 0,007 <0,005 1 0,018 13 Cu mg/l 0,008 0,02 0,029 0,014 2 1,8 14 Zn mg/l 0,187 0,343 0,392 0,278 3 2,7

36 15 Ni mg/l 0,003 0,01 0,006 0,008 0,5 0,18 16 Mn mg/l 0,026 0,094 0,03 0,083 1 0,45 17 Fe mg/l 0,242 2,066 0,649 0,654 5 0,9 18 CN- mg/l 0,005 0,005 0,005 0,005 0,1 0,063 19 Phenol mg/l 0,001 0,001 0,001 0,001 0,5 0,09 Kết quả phân

tích Tiêu chuẩn cho phép

T T Chỉ tiêu Đơn vị QCVN phân tích Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 40:2011/BTMNT Tlip (Cột B) 20 Dầu mỡ mg/l <0,3 1,6 0,8 0,6 10 4,5 khoáng 21 S2- mg/l <0,01 <0,01 0,07 <0,01 0,5 0,18 22 F- mg/l 0,62 1,99 1,88 2,11 10 4,5 23 NH4+_N mg/l 4,2 8,3 44,2 38,1 10 4,5 24 Tổng Nitơ mg/l 4,7 57,2 65,4 40,4 40 <40 25 Tổng mg/l 0,67 8,45 5,47 6,71 6 <5 Photpho 26 Cl- mg/l 40,8 118,9 65,7 58,6 1000 450 27 Clo dư mg/l 0,27 0,32 0,25 0,24 2 0,9 Hóa ch ất 28 BVTV clo mg/l <0,0001 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,1 0,045

37 hữu cơ Hóa ch ất 29 BVTV lân mg/l <0,0001 <0,0001 <0,0001 <0,0001 1 0,27 hữu cơ 30 PCBs mg/l <0,0001 <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,01 0,0027 31 Coliform MPN/100 ml 430 21x103 43x103 28x103 5000 <109 32 Hoạt độ Bq/l 0,0111 0,0147 0,0127 0,0144 0,1 0,09 phóng x ạ α 33 Hoạt độ Bq/l 0,0254 0,0269 0,0291 0,0282 1,0 0,9 phóng x ạ β Ghi chú:

- QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B quy định giá trị nồng độ của các thông số ô

nhiễm trong nước thải công nghi ệp khi xả vào ngu ồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

-Tlip: khu công nghệp Song Khê – Nội Hoàng;

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt của công ty trách nhiệm hữu hạn chulwoo vina (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)