7.1. Giả thuyết nghiên cứu:
H1: Các dịch vụ công (dịch vụ y tế, giáo dục, hạ tầng,…) càng tốt chất lượng quản trị hành chính công tại tỉnh Long An càng cao.
H2: Cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước càng tốt chất lượng quản trị hành chính công tại tỉnh Long An càng cao.
H3: Thủ tục hành chính công càng tốt (rõ ràng, chặt chẽ, thuận tiện đúng qui định của pháp luật,...) thì chất lượng quản trị hành chính công tại tỉnh Long An càng cao.
H4: Nguồn nhân lực càng tốt (cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ có thái độ chuẩn mực đạo đức, … phù hợp với qui định của pháp luật, chu đáo, ân cần, thân thiện và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ) chất lượng quản trị hành chính công tại tỉnh Long An càng cao.
7.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị:
Mô hình nghiên cứu được đề nghị để đánh giá chất lượng hành chính công và quản trị công cấp tỉnh tại Long An:
Hình 1: Mô hình đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức về chất lƣợng hành chính công tỉnh Long An. Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + β4*X4+ Ɛ Trong đó: Chất lượng quản trị hành chính công H1 Nguồn nhân lực H2 H3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật Các dịch vụ công Thủ tục hành chính H4
- Biến phụ thuộc (Y): Chất lượng quản trị hành chính công. - Biến độc lập:
+ X1: Các dịch vụ công (y tế, giáo dục, điện, nước,...). + X2: Cơ sở vật chất, kỹ thuật.
+ X3: Thủ tục hành chính.
+ X4: Nguồn nhân lực (cán bộ, công chức, viên chức). - β0 : Hệ số gốc.
- β1, β2, β3, β4 : Các hệ số hồi quy. - Ɛ : Sai số.
7.3. Định nghĩa các biến trong nghiên cứu:
7.3.1. Các dịch vụ công:
Quản trị công quan tâm đến hiệu quả tác động, mức độ ảnh hưởng của nền hành chính đối với xã hội; đặc biệt nhấn mạnh đến chức năng phục vụ, đến yếu tố chuyên nghiệp của nền hành chính và các nội dung về hợp tác công – tư. Nhiều nguyên tắc và cách thức quản lý hiện đại của khu vực tư được vận dụng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính. Nhiều cơ quan đã áp dụng mô hình chi phí – kết quả trong quản lý, cung ứng dịch vụ công nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội trong điều kiện hạn chế về nguồn lực. Cung ứng dịch vụ công là một trong những chức năng cơ bản mà các nhà nước giao cho nền hành chính đảm trách. Tuy nhiên, Nhà nước phải tránh bao biện, làm thay mà thông qua nền hành chính của mình, tập trung quản lý bằng pháp luật và các công cụ điều tiết vĩ mô nhằm định hướng, lôi cuốn các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp cùng tham gia cung cấp dịch vụ công nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Yếu tố “Các dịch vụ công” dự kiến có 06 biến quan sát.
Bảng 1: Các biến quan sát cho yếu tố “Các dịch vụ công”
STT Ký hiệu biến Biến quan sát
1 DVC1 Dịch vụ y tế công
2 DVC2 Giáo dục
3 DVC3 Cấp thoát, nước
4 DVC4 Điện
5 DVC5 Giao thông
Comment [U2]: Đưa thang đo chi tiết chức không dùng thang đo tổng (xem lại phần trước)
6 DVC6 Dịch vụ hành chính công
7.3.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật:
Chúng ta biết rằng trong lĩnh vực sản xuất, môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhà xưởng khang trang, thoáng mát, điều kiện an toàn lao động được đảm bảo, máy móc và phương tiện kỹ thuật hiện đại… sẽ giúp người công nhân an tâm, tập trung vào sản xuất để cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Hay nói cách khác là môi trường tốt cùng với cơ sở vật chất đầy đủ, thuận tiện thì chất lượng công việc đạt được sẽ cao hơn, sản phẩm làm ra sẽ có chất lượng tốt hơn các sản phẩm được làm ra trong điều kiện môi trường không đảm bảo, thiếu phương tiện kỹ thuật…
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước cũng tương tự, môi trường làm việc, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan nhà nước cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức và chất lượng công việc do họ thực hiện. Do đó để đánh giá hiệu quả công việc của các cơ quan nhà nước cần xem xét đến môi trường làm việc của cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong cơ quan đó. Nên điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan nhà nước là một trong những yếu tố được xem xét trong nghiên cứu. Yếu tố “Cơ sở vật chất, kỹ thuật” dự kiến bao gồm 07 biến quan sát.
Bảng 2: Các biến quan sát cho yếu tố “Cơ sở vật chất, kỹ thuật” STT Ký hiệu biến Biến quan sát
1 VCKT1 Trụ sở làm việc khang trang, thoáng mát, sạch sẽ
2 VCKT2 Vị trí trụ sở làm việc thuận tiện cho việc đi lại làm việc, giao dịch
3 VCKT3 Nơi tiếp đón giải quyết hồ sơ sạch sẽ, thoáng mát
4 VCKT4 Khu vực tiếp dân được trang bị đầy đủ bàn, ghế, quạt, nước uống,…
5 VCKT5 Phương tiện, thiết bị văn phòng đảm bảo phục vụ tốt (máy bốc số thứ tự, máy vi tính, máy tra cứu thông tin,…)
6 VCKT6 Hệ thống thông tin quản lý hiện đại
7 VCKT7 Hệ thống thông tin quản lý cập nhật kịp thời và chính xác
7.3.3. Thủ tục hành chính:
tiện, được công khai và đúng qui định của pháp luật; tạo thuận lợi tối đa trong giải quyết công việc giữa các cơ quan công quyền với nhau và giữa cơ quan công quyền, công chức với công dân, tổ chức và doanh nghiệp. Yếu tố “Thủ tục hành chính” dự kiến có 16 biến quan sát.
Bảng 3: Các biến quan sát cho yếu tố “Thủ tục hành chính” STT Ký hiệu biến Biến quan sát
1 TTHC1 Tất cả các thủ tục hành chính được Công khai, minh bạch 2 TTHC2 Tất cả các thủ tục hành chính được công bố đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng
3 TTHC3 Thủ tục hành chính được công khai tại cơ quan cho mọi người biết 4 TTHC4 Có trang Web tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ
5 TTHC5 Các hướng dẫn, biểu mẫu, thủ tục được niêm yết đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu
6 TTHC6 Tất cả các thủ tục hành chính được cập nhật kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng
7 TTHC7 Các loại thuế, phí được niêm yết công khai 8 TTHC8 Các loại thuế, phí được thu theo đúng qui định 9 TTHC9 Có hộp thư góp ý để phản hồi thông tin 10 TTHC10 Có bảng quy chế tiếp dân
11 TTHC11 Qui trình giải quyết hồ sơ được công bố rõ ràng trên các phương tiện thông tin đại chúng 12 TTHC12 Hồ sơ giải quyết đúng thời hạn qui định của pháp luật
13 TTHC13 Không phải mất nhiều thời gian đi lại cho 1 hồ sơ cần giải quyết
14 TTHC14 Các yêu cầu chính đáng của người dân được giải quyết đúng qui định 15 TTHC15 Giấy tờ giải quyết không sai sót
16 TTHC16 1 hồ sơ không yêu cầu quá nhiều giấy tờ
7.3.4. Nguồn nhân lực (Cán bộ, công chức, viên chức):
Cán bộ, công chức không đơn thuần thừa hành mệnh lệnh, thực thi nhiệm vụ theo những chu trình có sẵn mà cũng cần chủ động lập và thực hiện kế hoạch hoàn thành các mục tiêu của cơ quan, tổ chức. Để tạo điều kiện cho công tác đánh giá, cần tiến hành song song việc áp dụng các quy trình, thể thức công vụ với việc xây
dựng hệ thống chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công tác theo hướng định lượng được. Trình độ chuyên môn, thái độ làm việc của cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước là một trong những yếu tố cần nghiên cứu để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến chất lượng hành chính công và quản trị công cấp tỉnh tại Long An. Yếu tố “Cán bộ, công chức, viên chức” dự kiến có 21 biến quan sát.
Bảng 4: Các biến quan sát cho yếu tố “Cán bộ, công chức, viên chức” STT Ký hiệu biến Biến quan sát
1 CBCC1 Cán bộ phụ trách phục vụ công bằng với mọi người dân (Việc giải quyết hồ sơ đảm bảo theo tuần tự)
2 CBCC2 Cán bộ phụ trách rất thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ 3 CBCC3 Cán bộ phụ trách có kỹ năng và kinh nghiệm giải quyết công
việc
4 CBCC4 Cán bộ phụ trách có thái độ tiếp dân hòa nhã, ân cần, chu đáo 5 CBCC5 Cán bộ phụ trách thể hiện sự quan tâm đến người dân
6 CBCC6 Cán bộ phụ trách hiểu rõ nhu cầu của người dân
7 CBCC7 Cán bộ phụ trách luôn lắng nghe ý kiến phản ánh của người dân
8 CBCC8 Cán bộ phụ trách giải quyết công việc linh hoạt, phù hợp với quy định của pháp luật
9 CBCC9 Thái độ của cán bộ phụ trách tạo cho người dân cảm giác thân thiện và tin tưởng vào cơ quan nhà nước
10 CBCC10 Cán bộ có đeo bảng tên khi làm việc
11 CBCC11 Cán bộ sẵn sàng giải đáp nhiệt tình những điều người dân quan tâm
12 CBCC12 Cán bộ không hạch sách, nhũng nhiễu người dân 13 CBCC13 Cán bộ không nhận tiền “lót tay”
14 CBCC14 Cán bộ có trang phục gọn gàng, lịch sự
15 CBCC15 Người dân dễ dàng gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo địa phương 16 CBCC16 CB công chức không “vòi vĩnh” người dân/doanh nghiệp 17 CBCC17 Nhìn chung, Ông/Bà nghĩ rằng các CBCCVC hiện có phẩm
chất đạo đức tốt
18 CBCC18 Nhìn chung, Ông/Bà nghĩ rằng các CBCCVC làm việc nhiệt tình
19 CBCC19 Nhìn chung, Ông/Bà nghĩ rằng các CBCCVC làm việc với tinh thần trách nhiệm cao
20 CBCC20 Nhìn chung, Ông/Bà nghĩ rằng các CBCCVC hiện có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt
21 CBCC21 Nhìn chung, Ông/Bà nghĩ rằng các CBCCVC làm việc hiệu quả