Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động TCM theo hướng NCBH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học (1) (Trang 42)

Kiểm tra đánh giá là chức năng quan trọng của quản lý và cũng là tiền đề cho việc ra quyết định và lập kế hoạch. Việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu nhằm để tìm ra những ưu, nhược điểm để điều chỉnh kế hoạch, tổ chức lãnh đạo.

Khi kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động NCBH ở TCM cần tập trung đánh giá các vấn đề sau :

- Đánh giá quy trình thực hiện NCBH ở TCM

- Đánh giá việc chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong TCM

- Đánh giá kĩ năng, phương pháp hiện có của giáo viên

- Đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện NCBH của nhà trường đề ra.

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trƣờng THPT theo hƣớng nghiên cứu bài học

1.6.1. Nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý

Hiệu trƣởng: Nhận thức, tri thức, năng lực quản lý hoạt động tổ

chuyên môn theo hướng NCBH của hiệu trưởng trường THPT có ý nghĩa lớn đối với hoạt động SHCM theo hướng NCBH của nhà trường.

Sự đổi mới PPDH có thành hiện thực hay không , đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của hiệu trưởng.

Hiệu trưởng phải là người am hiểu sâu sắc về đổi mới PPDH nói chung và kiến thức NCBH nói riêng để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyền thực hiện. Ngoài ra uy tín của người hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

Tổ trƣởng chuyên môn: Tổ trưởng CM là người trực tiếp quản lý điều

hành TCM. Tổ trưởng vừa thực hiện nhiệm vụ như là một GV vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý theo Điều lệ trường trung học quy định và thực hiện một số nhiệm vụ khác do hiệu trưởng ủy quyền. Bởi vậy Tổ trưởng cần có năng lực CM, năng lực quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH vững, có năng lực thực tiễn giảng dạy và có kiến thức sâu về bộ môn giảng dạy. Tổ trưởng chuyên môn cần có nhận thức và sự am hiểu về kiến thức NCBH để đưa hoạt động SHCM theo hướng NCBH của nhà trường đạt hiệu quả cao.

1.6.2. Nhận thức và năng lực của GV

Thầy giáo dạy người bằng chính bản thân con người của mình, bằng nhân cách của chính mình, đó là đặc trưng lao động sư phạm của người thầy giáo. Nhận thức, kiến thức về NCBH, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng vận dụng sáng tạo của GV của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng quản lý của hoạt động TCM theo hướng NCBH.

1.6.3. Thái độ học tập và năng lực của HS

Thái độ học tập và năng lực của học sinh có ảnh hưởng quan trọng tới quản lý hoạt động TCM theo NCBH. Nếu HS chăm, ngoan, có động cơ và ý thức học tập tốt, lại thông minh, sắc sảo và được lựa chọn cẩn thận về trình độ học vấn như các trường chuyên, lớp chọn thì cách tổ chức quản lý hoạt động TCM theo NCBH của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn phải khác hẳn những trường bình thường.

Việc xác định phẩm chất và năng lực của HS là một công việc phức tạp, vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: HS, XH, thành phần dân cư, bản sắc văn hóa địa phương… vì vậy, hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn cần điều tra khảo sát khá cẩn thận để nắm vững đối tượng các lớp đầu cấp học, đầu năm học nhằm xây dựng các lớp học được sát và đúng.

1.6.4. Môi trường quản lý

- Văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về triển khai NCBH Nghị quyết của các đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng cho việc đổi mới PPDH; Các văn bản, chỉ thị của ngành GD&ĐT đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện. Đó là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới PPDH ở các trường phổ thông hiện nay.

- Điều kiện CSVC của nhà trường - Chế độ đãi ngộ GV của nhà trường - Văn hóa tổ chức của nhà trường.

Kết luận chƣơng 1

Quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH là quá trình tác động từ hiệu trưởng đến các TCM và GV, giúp GV có năng lực hợp tác, kỹ năng thực hiện các nội dung về NCBH. Qua các hoạt động về NCBH, GV hiểu NCBH là cơ hội để phát triển năng lực bản thân khi tham gia sinh hoạt TCM theo hướng NCBH với bản chất hướng đến cá nhân nhưng lại thay đổi đến các thành phần tham gia.

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ được cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH của TTCM trường THPT theo 4 chức năng quản lý, đó là :

1. Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động TCM theo hướng NCBH của nhà trường.

2. Tổ chức hoạt động TCM theo NCBH

3. Chỉ đạo TCM triển khai hoạt động TCM theo hướng NCBH

4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động TCM theo hướng NCBH của TCM

Để thực hiện tốt chức năng quản lý của mình, Tổ trưởng TCM cần phải trau dồi, cập nhật kiến thức về quản lý và QL TCM theo hướng NCBH. Bên cạnh đó, họ còn phải quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động TCM theo hướng NCBH gồm : Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi trường quản lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư ban hành điều lệ Trường THCS, Trường THCS và Trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03 /2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

3.Bộ GD&ĐT (2013), Tài liệu hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, Tài liệu tập huấn cho Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn trường phổ thông.

4. Bộ GD&ĐT (2009), Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009.

5 . Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn Tổ Trưởng chuyên 6. Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đáo tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

trong sự chuẩn bị của giáo viên, Tạp chí Diễn đàn giáo dục

7. Nguyễn Quốc Chí (2010), Đại cương khoa học quản lý, NXB ĐHQG Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý, NXB ĐHQG Hà Nội

9 . Cohan, A. and Honigsfeld, A. (2006), Kết hợp “nghiên cứu bài học” vào

10 .Nguyễn Mậu Đức, Lê Huy Hoàng (2012), Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, sinh viên sư phạm thông qua mô hình “Nghiên cứu bài học”, Tạp chí Giáo dục.

11. Eisuke Saito (2013), “Bài trình diễn phân tích bài học dựa trên nghiên cứu bài học”, Hội nghị về đổi mới SHCM theo NCBH, Bắc Giang tháng 3/ 2013.

12. Eisuke Saito, KhổngThị Diễm Hằng, Atsushi Tsukui (2011), Tại sao việc đổi mới được duy trì sau khi kết thúc dự án? Một nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

13. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, NXBGD, Hà Nội.

14. Nguyễn Trọng Hậu (2010), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Trọng Hậu (2013), Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục. Tài liệu giảng dạy Cao học QLGD, trường ĐHGD-Đại học Quốc gia, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2015), Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng ngiên cứu bài học ở trường trung học cơ sở Tây Tựu quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục.

17. Harold Koontz-Cyril-Odonnell-Heinz Weihrieh (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật

18. Nguyễn Văn Khôi (2013), “Tôi đã được trải nghiệm, hiểu và học hỏi được những gì từ sinh hoạt chuyên môn–nghiên cứu bài học?”, Hội thảo quốc gia về đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, Bắc Giang, tháng 3 năm 2013.

19. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục,

20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên)- Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Trọng Hậu

-Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Sỹ Thƣ (2012), Quản lý giáo dục -Một số vấnđề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

21. Hoàng Tấn Bình Long (2013), Vấn đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên NCBH, Nhà xuất bản Đại học Huế.

22. Vũ Thị Sơn, Nguyễn Duân (2010), “Nghiên cứu bài học”- một cách tiếp cận năng lực nghề nghiệp của giáo viên”, Tạp chí khoa học giáo dục (52), tháng 1-2010

23.Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020,Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012.

24. Tổ chức PLan Việt Nam, Những vấn đề chủ chốt trong nghiên cứu bài học tại Nhật Bản và Hoa Kì: một bàn luận phản hồi.

25. Tổ chức Plan Việt Nam, Tài liệu hướng dẫn Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

26. Phạm Viết Vƣợng - Nguyễn Xuân Thức (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học (1) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w