Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD – Ranhdomized Block Design) gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại. 5 công thức là: + Công thức 1: Bầu đất (đối chứng)
10kg đất
+ Công thức 2: 50% đất + 50% trấu hun 5kg đất + 2kh trấu hun
+ Công thức 3: 40% đất + 40% trấu hun + 20 % sơ dừa 4kg đất + 1,6kg trấu hun + 0,5 kg sơ dừa + Công thức 4: 30% đất + 30 % trấu hun + 40% sơ dừa
3kg đất + 1,2kg trấu hun + 1kg sơ dừa + Công thức 5: 20% đất + 20 % trấu hun + 60% sơ dừa
2kg đất + 0,8kg trấu hun + 1,5kg sơ dừa - Diện tích thí nghiệm:
+ Diện tích 1 công thức: 05 m2 + Tổng diện tích thí nghiệm: 05 m2 x 5 CT x 3= 75m2 (không kể đường đi lại)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ NL1 NL2 NL3 Dải bảo vệ CT1 CT2 CT4 CT4 CT3 CT1 CT3 CT1 CT2 CT2 CT4 CT3 Dải bảo vệ
* QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG DƯA CHUỘT
- Thời gian trồng: 25/02/2018
- Làm đất: Do bộ rễ của dưa chuột phát triển yếu nên phải làm đất kỹ. Đất đảm bảo yên cầu tơi, xốp, đủ ẩm và sạch cỏ dại.
- Lên luống: Luống rộng khoảng 0,8 m để xếp 02 hàng bầu; yêu cầu thoát nước, bằng phẳng.
- Lượng phân bón và cách bón:
+ Phân Bón nền: 10 tấn P/C + 90kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O Cách bón:
Theo quy trình kĩ thuật:
+ Bón lót 100% P + Phân chuồng + 50% N + 50% K2O
+ Thúc lần 1: Khi cây 4-5 lá thật, kết hợp vun, xới nhẹ (25% N + 25% K2O
+ Thúc lần 2: khi thu quả lứa đầu: 25% N + 25% K2O - Trồng cây
+ Cây được xếp trong bầu vào luống (2 hàng/ luống).
+ Khoảng cách: Cây cách cây 40 cm; hàng cách hàng 60 cm. + Mỗi bầu trồng 1 cây. Kích thước bầu tròn 25 x 35 cm
* Chăm sóc
- Xới vun: Thường xuyên xới phá váng trên mặt bầu
- Tưới nước: Tuyệt đối không được dùng nguồn nước thải, nước ao tù chưa được xử lý để tưới; dùng nước giếng khoan đã được xử lý, nước sông ao hồ không bị ô nhiễm.
Sau khi trồng phải tưới ngay, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh, sau đó khi cây trưởng thành cần giữ ẩm thường xuyên khoảng 80-85%, thời kỳ cây sinh trưởng mạnh (thời kỳ mọc
1-2 lá đến 4-5 lá thật, khi cây ra hoa, quả rộ) nên tưới nước bằng phương pháp nhỏ giọt.
- Xới vun: Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới xáo và vun gốc. Xới vun khoảng 2-3 lần vào thời kỳ cây có 2-3 lá và 4-5 lá thật. - Làm giàn: Khi xuất hiện tua cuốn tiến hành cắm giàn. Giàn làm kiểu thả lưới, cao 2,5 – 3,0m. Thường xuyên buộc cây vào giàn bằng dây mềm theo kiểu hình số 8, mối buộc đầu tiên cách mặt bầu 35-40cm.
- Phòng trừ sâu bệnh hại : Theo dõi, phát hiện và phòng trừ sâu, bệnh theo hướng dẫn chung của ngành Bảo vệ thực vật.
- sử dụng thuốc sâu sinh học BaFuRit 5 WG phun phòng trừ sâu bệnh hại - Thu hoạch: Thu hoạch quả đúng lứa và buổi sáng, tránh dập nát, xâ y xát. (Nguyễn Thúy Hà, 2010) [6].