II Nâng cấp, cải tạo giai đoạn 2016-
b. Nhóm nhân tố ảnh hưởng từ môi trường bên trong
2.3. Đánh giá hoạt động quản lắ hệ thống chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất 1 Thành công
2.3.1. Thành công
Thứ nhất, công tác xây dưng các văn bản quy phạm pháp luật có tiến bộ. Các Sở ban ngành trực thuộc có liên quan quản lý hệ thống chợ trên địa huyện Thạch Thất, tp Hà Nội đã xây dựng và tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội nhiều văn bản pháp quy có tắnh thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý để kiểm soát tốt hơn các hoạt động của hệ thống chợ. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý hệ thống chợ đã được ban hành và thực thi tương đối đầy đủ. Bước đầu đã tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết để triển khai các hoạt động quản lý, giám sát các hoạt động của chủ thể kinh doanh trong hệ thống chợ. Việc liên tục ban hành các văn bản pháp lý bổ sung, sửa đổi các bất cập cho phù hợp với tình hình thực tiễn của hệ thống chợ đã từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu công khai minh bạch, tạo niềm tin cho các chủ thể hoạt động kinh doanh trong chợ. Những quy chuẩn về chất lượng sản phẩm được kinh doanh trong chợ phù hợp với quy định và nguyên tắc hoàn toàn đủ điều kiện để kiểm soát chất lượng của sản phẩm.
Thứ hai, công tác triển khai các chương trình, kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về quản lý hệ thống chợ được thực hiện tốt. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, các sở ban ngành của thành phố như Sở Công thương, sở Kế hoạch đầu tư đã xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác cụ thể đồng thời xác định rõ tiến độ chi tiết cho từng chương trình, kế hoạch từ đó nâng cao hiệu quả quản lý. Tổ chức bộ máy quản lý đáp ứng được những yêu cầu cơ bản để quản lý và phát triển đối với hệ thống chợ loại III. Đã có nhiều Bộ, ban ngành có liên quan tham gia vào công tác quản lý.
Thứ ba, công tác phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh và phát triển hệ thống chợ cũng như các quy định khác của pháp luật trong lĩnh vực thương mại đã được Sở Công thương TP Hà Nội chú trọng tăng cường, bước đầu tạo những chuyển biến tắch cực trong nhận thức của nhà quản lý, người kinh doanh cũng như người tiêu dùng trong chợ.
Thứ tư, bộ máy tổ chức của các Sở ban ngành huyện Thạch Thất, TP Hà Nội cũng từng bước được kiện toàn theo hướng phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng đã góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của hệ thống chợ loại III. Công tác phối hợp liên ngành trong quản lý hệ thống chợ trên địa bàn cũng được đẩy mạnh và triển khai đồng bộ, có hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của Sở cũng rất được quan tâm, chú trọng.
2.3.2. Hạn chế
Thứ nhất, văn bản pháp quy ban hành còn thiếu tắnh hệ thống và tắnh hiệu lực chưa cao. Nhiều văn bản còn chồng chéo, tạo khe hở cho các hộ kinh doanh trục lợi gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình áp dụng, làm phức tạp hơn công tác quản lý. Bên cạnh đó, việc xây dựng nội dung kế hoạch và tổ chức triển khai nhiệm vụ công tác của một số chương trình đôi lúc còn lúng túng, chậm so với tiến độ yêu cầu.
Thứ hai, nhiều chắnh sách nội dung của Sở Công Thương, UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất chưa thật sự chi tiết đối với phát triển hệ thống chợ. Các văn bản phát triển chợ đều được gắn với quy hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, chưa có sự quy hoạch chi tiết đối với hệ thống chợ trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật quản lắ chưa gắn với nhu cầu thực sự đối với sự tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn huyện.
Thứ ba, một số quy định, nội dung quản lý chưa mang tắnh dài hạn theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các quy định đưa ra mang tắnh tạm thời, khắc phục những khó khăn hiện tại, chưa mang tắnh tương lai. Do vậy, các quyết định chỉ phù hợp đối với thời điểm ở hiện tại chứ không là cơ sở, nền tảng phát triển trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, sự áp dụng các văn bản thiếu tắnh linh hoạt mang tắnh cứng nhắc trong hoạt động quản lắ. Từ đó, hiệu quả trong quản lắ mang lại không cao gây ra những tổn thất đối với kinh tế trong địa bàn huyện.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ quản lý chợ còn thiếu tắnh chuyên nghiệp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của UBND huyện đề ra. Nhiều cán bộ quản lý chưa đáp ứng được kiến thức cũng như trình độ chuyên môn để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội đã đặt ra.
Thứ năm, nhiều tình trạng vi phạm hoạt động kinh doanh trong chợ không được xử lý lâu dài. Các vi phạm đa số là phạt hành chắnh mang tắnh tạm thời không mang tắnh lâu dài. Do vậy, các tình trạng vi phạm tái phạm còn diễn ra nhiều, không mang tắnh răn đe đối với các cá nhân vi phạm. Thậm chắ , nhiều vi phạm được cán bộ quản lý bỏ qua và vẫn tái diễn hàng ngày. Từ đó, các hành vi vi phạm được diễn ra đều đặn và không tuân theo những quy định nghiêm ngặt trong hệ thống chợ.