Trước khi xây dựng các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thì công ty phải chỉ ra quan điểm rõ ràng trong nhiệm vụ quan trọng này.
Quan điểm: “Phòng hơn chống”
Với bất cứ rủi ro, tổn thất nào xảy ra trong hoạt động kinh doanh của công ty cũng đều mang tính hai mặt và có tác động kép tới lợi ích của Công ty, một mặt rủi ro
gây ra những thiệt hại về tinh thần, cơ hội kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của Công ty. Mặt khác rủi ro gây ra những thiệt hại về vật chất như chi phí khắc phục tổn thất, chi phí bảo hiểm… và nguyên nhân gây ra rủi ro khác. Do vậy, hậu quả xảy ra trong hoạt động kinh doanh của công ty nhiều khi không thể tính bằng tiền bạc, không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trước mắt mà còn ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài, thậm chí ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý của Công ty.
Rõ ràng, nếu nhận dạng tốt các mối hiểm họa và nguy hiểm sớm, từ đó phân tích và đánh giá tìm ra nguyên nhân, đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro từ sớm thì đã giảm được phần nào xác suất rủi ro xảy ra đối với Công ty hoặc nếu có xảy ra, thì với những biện pháp đã chuẩn bị sẵn thì dễ dàng giải quyết các rủi ro và mức tổn thất sẽ được giảm tối đa.
Quan điểm : “Thực hiện công tác quản trị rủi ro với phong cách chuyên nghiệp và căn bản”
Để thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tốt và đạt được hiệu quả cao thì cần phải có một đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức chuyên môn và có kỹ năng về quản trị rủi ro. Nếu chỉ nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro bằng sự phán đoán và kinh nghiệm thì rất dễ gây sự thiếu sót hoặc đánh giá, phân tích sai về các mối hiểm họa, dẫn đến các biện pháp phòng ngừa đề xuất không hợp lý gây tổn thất lớn khi rủi ro xảy ra không đúng với dự báo. Ngoài ra, với sự phát triển của xã hội, thì kèm theo đó là sự hình thành các mối nguy hiểm và hiểm họa mới, điều này không thể dùng kinh nghiệm và phán đoán mà có thể tìm ra được. Do vậy, cần thiết phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức chuyên sâu để có thể nhận dạng và phân tích chính xác các rủi ro tiềm ẩn. Quan điểm: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro phải được tiến hành đồng
thời với việc phát triển kinh doanh”
Trong lúc kinh tế đang suy thoái, để giải cứu công ty, nhà quản trị thường chỉ quan tâm và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp cho các biện pháp phát triển kinh doanh như: Tìm kiếm nguồn nguyên liệu tốt giá ổn định, đàm phán ký kết bán hàng, tăng doanh thu… Cho nên, nhiều khi họ quên rằng Công ty đang đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro mà không hề tìm cách phòng ngừa và giảm thiểu. Sở dĩ, thiếu sự quan tâm của nhà quản trị về rủi ro vì một số lý do sau:
- Nhà quản trị không có khả năng nhận biết đầy đủ rủi ro, tổn thất đang tiềm ẩn.
- Nhà quản trị không có khả năng chống đỡ và đương nhiên chấp nhận rủi ro như một thực tại, tồn tại song song với hoạt động kinh doanh của công ty.
- Nhà quản trị không cần chống đỡ bởi nhiều rủi ro thường xuyên xảy ra thường để lại hậu quả không lớn, không bằng chi phí đầu tư công tác quản trị rủi ro.
Mặt khác, các biện pháp phát triển kinh doanh và công tác quản trị rủi ro có quan hệ tương hỗ, biện chứng qua lại với nhau. Thông qua công tác quản trị rủi ro giúp cho doanh nghiệp giảm được các tổn thất do rủi ro gây ra, tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh. Các biện pháp kinh doanh cũng giúp giảm đi nhiều mối hiểm họa và tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ công tác quản trị rủi ro.
Quan điểm: “Công tác quản trị rủi ro phải được thực hiện thống nhất và đồng bộ”
Công tác quản trị rủi ro không phải là công việc của riêng những nhà quản trị hay chỉ do bộ phận chuyên môn phụ trách mà nó còn ở ý thức của mỗi cá nhân trong tập thể Công ty. Nếu mỗi các nhân đều có kiến thức và nhận biết được các rủi ro, tự có ý thức phòng tránh các rủi ro thì công tác quản trị rủi ro trong Công ty sẽ trở lên vững chắc và hiệu quả rất cao do sức mạnh của tập thể.
Cùng với sự phát triển của toàn ngành xây dựng, tốc độ thay đổi về công nghệ như hiện nay. Với những rủi ro mà công ty đã gặp phải trong quá trình kinh doanh, các nhà quản trị trong công ty càng thấy rõ tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro và có sự quan tâm đặc biệt với công tác quản trị rủi ro. Để có được những thành công và hoàn thành được những mục tiêu đã đề ra thì hoạt động quản trị nói chung và công tác quản trị rủi ro nói riêng cần được chú trọng và tiến hành thường xuyên và trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do nhận thức chưa đầy đủ về hệ thống về quản trị rủi ro và chưa có ban chuyên trách về công tác quản trị rủi ro nên khi áp dụng những hoạt động trong công tác quản trị rủi ro vào thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho công ty. Khi tiến hành thực hiện công tác quản trị rủi ro theo kế hoạch công ty cần tính tới những khả năng về tài chính và tình hình thực tế của công ty.
Ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại Hùng Dũng đã lên kế hoạch để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro theo những quản điểm sau:
Nhận dạng rủi ro:
Qua quá trình thực tập tại công ty, cùng với nghiên cứu tài liệu tôi nhận thấy rằng những rủi ro mà công ty gặp phải chủ yếu là do các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tạo ra và đều là những yếu tố không chắc chắn nên không phải tất cả mọi rủi ro công ty đều có thể nhận dạng được. Nhận dạng rủi ro là bước quan trọng giúp doanh nghiệp phát hiện sớm những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, tránh các tổn thất do rủi ro xảy ra.
Việc nhận dạnh rủi ro kịp thời và chính xác không những giúp đánh giá được mức độ ảnh hưởng của rủi ro mà từ đó có thể kịp thời phân tích và đưa ra các giải pháp tốt nhất cho công ty. Thường xuyên cập nhật thông tin từ thị trường trong và ngoài nước, chính sách của nhà nước, dự báo thời tiết… việc này giúp cho công ty nắm được
tình hình kinh tế, chính trị của trong và ngoài nước, từ đó có thể dự đoán được sự biến động của giá cả thị trường, các chính sách mới ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay thời tiết xấu ảnh hưởng tới tiến độ thi công.
Ngoài ra, cần tìm hiểu rõ các thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh cũng rất cần thiết để dự đoán được rủi ro có thể xảy ra từ nhiều phía khác nhau.
Phân tích rủi ro:
Khi đi phân tích những rủi ro những nhà quản trị rủi ro trong công ty cần tập trung vào trả lời cho những câu hỏi: Điều kiện và nhân tố nào khiến rủi ro xảy ra? Nguyên nhân của những rủi ro đó? Hiện tại công ty còn tồn tại những rủi ro đó không? Để có thể trả lời cho những câu hỏi này công ty cần phải có những phương pháp khác nhau và tận dụng những yếu tố con người và phương tiện kỹ thuật.
Từ việc thu thập thông tin cũng như nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra hoặc đã xảy ra, tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây ra rủi ro và dự báo các tổn thất có thể xảy ra để đưa ra các biện pháp hạn chế nguy cơ rủi ro và ngăn ngừa, giảm thiểu tổn thất. Việc phân tích rủi ro đòi hỏi đội ngũ cán bộ nhân viên phải có trình độ, kiến thức sâu rộng về rủi ro. Công ty cần có sự quan tâm thích đáng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên về phân tích rủi ro hoặc tuyển dụng thêm nhân viên có kiến thức và trình độ để phân tích một các đầy đủ và chính xác nhất.
Đo lường và đánh giá rủi ro:
Mục đích của đo lường rủi ro thực chất là tính toán xác định tần số xuất hiện rủi ro hay gọi là tần suất và biên độ rủi ro hay mức độ nghiêm trọng từ đó phân nhóm rủi ro. Thông qua hai yếu tố đó xây dựng ma trận về tần số và biên độ rủi ro.
Công tác đo lường và đánh giá rủi ro kinh doanh tại công ty còn hạn chế, chưa đánh giá chính xác mức độ tổn thất, thiệt hại rủi ro gây ra. Việc đo lường rủi ro cần áp dụng đầy đủ các phương pháp định lượng và phương pháp định tính để có thể xác định chính xác mức tổn thất và xác suất xuất hiện để có chiến lược phù hợp.
Do đó công ty nên hoàn thiện xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu về công tác đo lường và đánh giá rủi ro, từ đó có bảng đánh giá chặt chẽ để dưa ra con số chính xác cụ thể mức độ nghiêm trọng thiệt hại của từng rủi ro xảy ra có biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của rủi ro tới công ty.
Kiểm soát và tài trợ rủi ro:
Công tác kiểm soát rủi ro của công ty còn bị động, khi xảy ra rủi ro mới để ra phương pháp xử lý. Do vậy công ty cần lập các phương án giải quyết rủi ro để đến khi rủi ro bất ngờ xảy ra công ty vẫn chủ động giải quyết được. Kế hoạch kiểm soát rủi ro bao gồm quá trình nghiên cứu và đánh giá rủi ro có thể xảy ra, từ đó chuẩn
bị các phương án để giải quyết. Ngoài việc mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên, công ty nên mua thêm bảo hiểm cho nguyên liệu nhằm khắc phục tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Né tránh các rủi ro có khả năng xảy ra cao. Hiện tại công ty vẫn chưa có quỹ tài trợ rủi ro. Do vậy cần chú trọng lập một khoản chi phí dự phòng, khoản dự phòng này chỉ được sử dụng khi có rủi ro xảy ra.