- Câu chuyện một bạn học sinh thi đỗ đại học, được bố mẹ tặng xe hơi một tỉ ?
2. bài 2: Nhà trường có nên xử phạt học sinh có hành vi bắt nạt ngườ
khác trên mạng xã hội?
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin trong đời sống con người. Sự tiếp cận và ảnh hưởng của mạng xã hội đối với đời sống học sinh ngày nay càng được thể hiện rõ nét. Nhưng đáng buồn thay song hành với những điều vượt trội mà nó mang đến, chính không gian mở mà mạng xã hội đem lại
đã tạo ra hình thức bắt nạt mới: bắt nạt trên mạng xã hội. Nạn nhân hoặc chính đối tượng tham gia bắt nạt trên mạng xã hội có thể là chính các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy đứng trước thực trạng tiêu cực này, vai trò của nhà trường sẽ được thể hiện như thế nào? Bảo vệ học sinh bằng những biện pháp xử phạt người bắt nạt có phải là biện pháp tốt nhất hay không? Nó đã tạo ra hai ý kiến trái chiều
Trước hết ta cần hiểu bắt nạt trên mạng xã hội là gì? Bắt nạt trên mạng xã hội là những hành vi đe dọa, xâm hại, làm nhục hoặc tra tấn tinh thần có thể kể đến các hành vi như gửi tin nhắn, đăng ảnh, đang video, bình luận ác ý với những mục đích như xấu trên mạng xã hội.
Xử phạt không những chỉ mục đích để trừng trị mà còn hướng đến sự giáo dục, khắc phục và làm giảm tình trạng tiêu cực xảy ra để nó trở nên tốt hơn.
Trước vấn đề này, có nhiều ý kiến đồng tình nên có hình thức xử phạt giúp giảm học sinh bị bắt nạt. Bởi vì, đối tượng xử phạt mà chúng ta hướng tới là học sinh đi bắt nạt. Mục đích của những học sinh này là gì? Đó là giải tỏa những cảm xúc nhất thời, hoặc thỏa mãn một mong muốn tinh thần khi đi bắt nạt người khác. Và nếu như chúng ta không xử phạt thì những kẻ đi bắt nạt này sẽ cho rằng hành vi của mình là đúng, không sai trái mà càng lấn sâu. Điều này càng nguy hiểm hơn trên mạng xã hội vì chỉ cần một cái click chuột, một nút like, phẫn nộ hay thậm chí chỉ là một dấu chấm nhẹ trên bình luận của dòng trạng thái cũng đủ để gây thương tích tinh thần cho người được bài status nhắc tới. Mà phần lớn, chúng ta hay có thói quen “hiệu ứng số đông”. Khi đứng trước một tin tức “giật gân”, một clip “nóng hổi”, một người xa lạ ta không quen biết bị mọi người chỉ trích, nhiều người sẽ hùa vào và sẵn sàng văng ra những lời nói lăng mạ, đả kích người đó, trở thành trào lưu bắt nạt và ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Vì thế khi có xử phạt, người đi bắt nạt sẽ kiêng dè, phải kiềm chế hành vi, ngôn ngữ của mình, dần dần giảm hành vi bắt nạt, từ đó tạo ra một môi trường mạng an toàn. Bởi ít nhất khi có quyết định xử phạt trước khi bắt đầu muốn công kích nói xấu ai, đối tượng đi bắt nạt sẽ nghĩ đến những hậu quả mình có
thể gánh chịu và từ đó nó sẽ tác động mạnh đến tâm lí và giảm bớt thỏa mãn mong muốn của mình, cẩn thận hơn trong việc dùng ngôn ngữ để phán xét, bình luận.
Mặt khác xuất phát từ những người bị bắt nạt. Chúng ta biết họ là những người tâm lí yếu, dễ vụn vỡ và không dám đứng dậy dấu tranh bảo vệ mình vì xung quanh không có ai giúp đỡ. Nhưng khi có quyết định xử phạt mà đặc biệt là do nhà trường quyết định, họ sẽ tìm kiếm sự bảo vệ và tìm đến những người bạn, người thầy để báo cáo sự việc mà mình đang gặp phải. Và khi ấy nhà trường chắc chắn sẽ làm “công tác tâm lí”, “cuộc trò chuyện tư tưởng” với bạn học sinh bị bắt nạt để tìm rõ đầu đuôi sự việc và khi ấy kịp thời giải quyết để nó không đi quá xa.
Đối với học sinh nhà trường là đơn vị tốt nhất để đưa ra mức xử phạt để định hướng, giáo dục nhân cách. Nhà trường là nhân tố quyết định trong việc xử phạt. Nếu để bố mẹ xử phạt con cái thì sẽ không thể phát huy được tính công bằng và hiệu quả cao như nhà trường. Vì nuông chiều và tâm lí bảo vệ con, họ sẽ bối rối trong việc lựa chọn khung xử phạt. Họ không phải là chuyên viên tâm lí, đôi khi vì khoảng cách thế hệ trong gia đình mà dẫn đến hai bên không có tiếng nói chung, khó có thể giảng giải cho những đứa trẻ cá biệt, ương bướng hiểu chuyện. Đó là chưa kể đến việc những đứa trẻ đi bắt nạt còn chịu bạo lực gia đình. Trong khi đó, nhà trường là nơi các bạn học sinh gắn bó tám tiếng một ngày, các thầy cô và các bạn học sinh đôi khi sẽ hiểu tâm lí của đối tượng bị bắt nạt hơn chính gia đình các em. Nhà trường còn chuyên nghiệp hơn ở chỗ có khả năng liên kết với các cơ quan chức năng, các đơn vị, trung tâm tâm lí để có thể tìm ra các giải pháp tốt nhất cho học sinh của mình. Mặt khác khi học sinh đi bắt nạt người khác chắc chắn bài viết đó sẽ để chế độ công khai, ai cũng có thể xem và tố cáo nó. Còn về vấn đề riêng tư, khi nhà trường đưa ra mức xử phạt chắc chắn sẽ kèm theo những kĩ năng mềm để giải quyết tình huống nếu mình gặp phải. Bên cạnh đó việc nhà trường đưa ra quyết định xử phạt với hành vi bắt nạt trên mạng xã hội, ít nhất đã đảm bảo được hai quyền cơ bản của trẻ em là quyền
được bảo vệ và quyền được giáo dục. Đầu tiên là quyền được bảo vệ. Mà việc làm của nhà trường hoàn toàn chú tâm phần lớn vào tâm lí của học sinh bị bắt nạt. Nhà trường và gia đình cùng nhau thấu hiểu tâm tư của các em đồng thời sẽ phối kết hợp với các cơ quan chức năng để bảo vệ các thông tin riêng tư trên mạng xã hội, ngăn chặn các luồng tin gây hại cho lửa trẻ. Khi ấy các bạn học sinh bị bắt nạt sẽ không còn cảm thấy cô đơn trong việc chống chọi lại với vấn đề bị bắt nạt trên mạng xã hội. Còn về quyền giáo dục, những chính sách, quyền xử phạt trong nhà trường sẽ giúp định hình nhân cách, việc làm của những đứa trẻ đi bắt nạt người khác. Chúng sẽ kịp thời nhận ra những việc làm của mình là sai trái, những lời bình luận của mình trên bàn phím cũng có thể giết chết một con người, từ đó sẽ thay đổi bản thân theo một chiều hướng tích cực, sớm hòa đồng và giải quyết mâu thuẫn trên quan hệ hòa hiếu, đàm phán.
Như vậy, hoàn toàn có thể thấy, nhà trường nên xử phạt học sinh có hành vi bắt nạt trên mạng xã hội.
Bên cạnh ý kiến đồng tình, cũng có những học sinh cho rằng không nên xử phạt vì sẽ rất khó khăn. Chúng ta biết, việc bắt nạt trên mạng xã hội chủ yếu xáy ra trên nhóm kín, trong các group chat, nhóm chat đó là những nơi thầy cô giáo không thể tiếp cận được nếu không có được mật khẩu của tài khoản cá nhân đó. Mà để giải quyết được sự việc chỉ còn cách mở group chat đó lên và tìm hiểu. Những hành động ấy chẳng phải đang phản lại những điều mà nhà trường hay giáo viên đã giáo dục trẻ khi đến trường: tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Nó không những không làm giảm bớt đi hiện tượng bắt nạt trên mạng xã hội mà còn dẫn đến một vấn đề khác là học sinh chỉ chuyên đi soi mói, tìm hiểu đời tư của bạn mình dẫn đến thói quen xấu và dần mất đi cái quyền đó của chính mình.
Mặt khác hành vi bắt nạt trên mạng xã hội thường do đám đông thực hiện chứ không còn là một cá nhân. Phe đồng tình cho rằng khi đưa ra các hình phạt thì các bạn học sinh bị bắt nạt sẽ đến báo cáo với thầy cô của mình khi ấy các em sẽ được bảo vệ. Nhưng thử hỏi chúng báo cáo được một lần nhưng có thể báo cáo
được lần tiếp theo hay không? Hay chúng có đủ can đảm để khai ra tất cả? Sẵn sàng tâm lí để đấu tranh lại với phe ác? Chúng sẽ bị đám đông kia tấn công dồn dập, đe dọa bằng nhiều cách nếu chúng dám hé miệng nói cho người khác biết. Và khi ấy chính những học sinh bị bắt nạt, tâm lí sẽ ngày càng bất ổn, rơi vào trạng thái sống trong lo sợ, không dám tiếp xúc hay trò chuyện với bất kì ai, dẫn đến căn bệnh đáng sợ: trầm cảm, thậm chí là tự vẫn. Quay trở lại với việc hành vi bắt nạt trên mạng xã hội thường do đám đông vì thế không phải lúc nào nhà trường cũng có thể phát hiện ra triệt để thủ phạm. Mà những hình phạt ấy lại mang tính hình tượng. Khi nhà trường đưa ra hình phạt đồng thời cũng gửi gắm đến xã hội thông điệp: chỉ những người bị phạt mới mắc lỗi, những người không bị phạt không mắc lỗi. Chẳng phải như thế nhà trường đã đổ hết tội lên đầu học sinh, vấn đề vẫn chỉ dừng lại ở việc cấm chứ không giải quyết được triệt để. Và nếu có giải quyết được mâu thuẫn thì nó mới chỉ tạm gác trên mạng xã hội có ai khẳng định nó sẽ không xảy ra ngoài thực tế với những xích mích đỉnh điểm.
Với những học sinh cứng đầu, việc xử phạt thôi chưa chắc đem lại hiệu quả cao đôi khi còn phản tác dụng. Vì ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển nhưng kèm theo đó là rất nhiều tai tệ nạn hoành hành, các em học sinh rất dễ có thể bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ bằng những thủ đoạn khôn ngoan, dạy cho chúng cách chống lại với những thứ chúng không thích. Khi ấy những hình phạt trong nhà trường sẽ chỉ là những biện pháp không hữu dụng, chúng sẽ không biết “quay đầu” và nếu có thì chỉ là sự im ắng một thời gian và sẽ vùng dậy chống phá mạnh mẽ.
Hơn nữ, phe phản đối còn đưa ra luận điểm: Nhà trường không nên là đơn vị đứng ra xử phạt học sinh. Nếu hành vi bắt nạt đạt đến mức độ cấu thành hành vi vi phạm pháp luật thì khi ấy nhà trường sẽ không đủ khả năng có thể đưa ra một câu trả lời về hình phạt xác đáng, chỉ có những cơ quan có thẩm quyền mới có thể đưa ra quyết định một cách chính xác.
Khi một học sinh mắc lỗi tất nhiên chủ quan mà nhận xét nó xuất phát từ trong chính bản thân của chúng những không phải vì thế mà nhà trường và gia đình hoàn toàn không có trách nhiệm. Nhà trường khi ấy đã không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục một cách xát xao để dẫn đến những hành động bắt nạt xảy ra
trong chính trường học. Những hình phạt đưa ra chỉ là hậu quả mà học sinh vi phạm phải gánh, tức là sự việc đã xảy ra rồi. Và câu hỏi đặt ra là tại sao trường học không giáo dục tận điểm từ trước để định hướng học sinh giải quyết mẫu thuẫn một cách đúng đắn mà chỉ khi sự việc bùng phát mới ban hành và bắt đầu tìm hướng giải quyết vấn đề đó.
Bắt nạt trên mạng xã hội không còn là vấn đề của một cá nhân, một bộ phận giới trẻ hiện nay mà đã là vấn đề của toàn xã hội. Thay vì ngồi trên bàn giấy để tranh cãi việc nhà trường nên hay không nên xử phạt học sinh có hành vi bắt nạt trên mạng xã hội tôi nghĩ mỗi cá nhân, mỗi đơn vị, mỗi gia đình hãy cùng nhau để giảm thiểu vấn đề đáng lo ngại này. Mỗi người phải biết phát huy tính tích cực, kiềm chế tiêu cực của văn hóa mạng. Nhà trường tăng cường trang bị tri thức về việc phát triển năng lực cá nhân để mỗi học sinh tự ý thức về trách nhiệm, quyền hạn của chính mình khi tham gia mạng xã hội. Để tăng cường phát triển năng lực cá nhân công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho người sử dụng mạng xã hội cũng cần chú trọng hơn nữa. Mỗi cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ cần nghiên cứu, thẩm định bày tỏ thông tin kĩ lưỡng trước khi bày tỏ quan điểm trên Internet, tuyệt đối không tham gia các website có nội dung lệch chuẩn, thông tin không có độ tin cậy, ý thức sâu sắc về trách nhiệm cá nhân, tổ chức với những hành động thông qua văn hóa mạng.