Bài tập số 4 : Cho đoạn thơ sau :
“Sáng hè đẹp lắm, em ơi ! Đầu non cỏ lục, mặt trời vừa lên
da trời xanh ngắt thần tiên Đỏ au đ-ờng lớn mang tên Bác Hồ
Tr-ờng Sơn mây núi lô xô,
Quân đi, sóng lượn nhấp nhô bụi hồng.” (N-ớc non nghìn dặm-Tố Hữu”
a. Tìm các tính từ chỉ mầu sắc và nêu tác dụng của những từ ấy trong đoạn thơ? b. Tìm các từ láy và giải nghĩa các từ láy ấy?
c. “Sóng lượn”là hình ảnh gì? Tác dụng của nó? Gợi ý :
+ Xuất sứ đoạn thơ : Tr 111- 108 BTTV
+ Nội dung : Cảm xúc say mê, tự hào của nhà thơ tr-ớc cảnh sắc của con đ-ờng chiến l-ợc Tr-ờng Sơn và cảnh t-ợng hào hùng của đoàn quân ra trậnđánh Mĩ.
Trả lời :
a. Các tính từ chỉ mầu sắc là : Lục, xanh ngắt, đỏ au, hồng .
Các tính từ chỉ mầu sắc gợi tả vẻ đẹp tráng lệ của cảnh sắc con đ-ờng Tr-ờng Sơn vào một buổi sáng mùa hè, khi mặt trời vừa lên. Cảnh đẹp “thần tiên” ấy tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt của đất n-ớc Việt Nam. Đoạn thơ giầu hình ảnh và giầu tính biểu cảm.
b. Các từ láy là : Lô xô, nhấp nhô.
- Lô xô : Là nổi lên uốn l-ợn nhấp nhô.
- Nhấp nhô : Là dâng lên thụt xuống liên tiếp, nối tiếp nhau . - VD : Sóng nhấp nhô, núi nhấp nhô.
c. Trong câu thơ “Quân đi, sóng lượn nhấp nhô bụi hồng” , hình ảnh “ sóng lượn” là một hình ảnh ẩn dụ chỉ cảnh đoàn quân ra trận trùng trùng, điệp điệp nh- sóng l-ợn nhấp nhô ào ào tiến về phía trước. cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ “mây núi lô xô”, hình ảnh đoàn quân ra trận đông đảo aaaaaa’quân đi, sóng lượn nhấp nhô” với khí thế hào hùng quyết chiến, quyết thắng. Nói tóm lại với nghệ thuật dụng tính từ chỉ mầu sắc để miêu tả, sử dụng từ láy t-ợng hình gọi tả hình ảnh và nghệ thuật ẩn dụ, đoạn thơ đã miêu tả cảnh sắc hùng vĩ của con đ-ờng Tr-ờng Sơn đồng thời ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh , ý chí của đất n-ớcvà con ng-ời Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Bài tập 5 : Bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chủ Tịch sáng tác năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc có câu viết :
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Nghệ thuật so sánh trong câu thơ trên có gì đặc biệt? Hãy phân tích? Trả lời :
Trong văn thơ ta bắt gặp nhiều hình ảnh so sánh tiếng suối ví dụ nh- : “Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
(Đêm Côn Sơn – Nguyễn Trãi)
Nh-ng trong vần thơ của Bác cách so sánh mang nét đặc sắc thẩm mĩ riêng. So sánh tiếng suối chảy giữa rừng khuya với tiếng hát xa vừa diễn tả đ-ợc âm thanh rì rầm, êm đềm, ngọt ngào của tiếng suối chảy, vừa gợi tả đ-ợc cảnh rừng khuya ở chiến khu Việt Bắc đầm ấm, mang sức sống của con ng-ời. Thiên nhiên không heo hút, quạnh vắng mà trở nên hiền hoà, thân thiết với con ng-ời. Hình ảnh so sánh đặc sắc ấy cho ta thấy tâm hồn Bác luôn yêu thiên nhiên, sống chan hoà với thiên nhiên, với tạo vật.
Bài tập 6: Cho đoạn thơ sau :
“Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đ-ờng chiến sĩ giữa đèo mây ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ giữa ngàn cây”
( Nhớ – Nguyễn Đình Thi ) a. Tác giả sử dụng phép tu từ gì ?
b. Phân tích tác dụng của phép tu từ đó ? Trả lời :
a. Đoạn thơ có sử dụng phép nhân hoá và ẩn dụ : - Ngôi sao nhớ ai - soi sáng đ-ờng
- Ngọn lửa nhớ ai - s-ởi ấm lòng chiến sĩ
+ Nghệ thuật nhân hoá làm cho những ngôi sao đêm và ngọn lửa bập bùng giữa đêm lạnh ,rừng sâu cũng có tình cảm gần gũi, thân thiết với ng-ời chiến sĩ.
+ Hình ảnh “Ngôi sao”, “ Ngọn lửa” còn là hình ảnh ẩn dụ chỉ tình cảmcủa hậu phương với tiền tuyến, tình quân dân đó là tình cảm nhớ th-ơng, là niềm an ủi động viên của ng-ời mẹ già, ng-ời vợ trẻ, đứa em thơ…nơi hậu ph-ơng đối với ng-ời chiến sĩ đang hành quân ra mặt trận. + Đoạn văn mẫu : Tr131 – 108 BTTV
4. Củng cố :
- Muốn cảm thụ đ-ợc cái hay, cái đẹp của văn ch-ơng cần phát hiện, phân tích và bình giá đ-ợc các hình ảnh nghệ thuật .
- Cần bám sát ngôn từ và có những liên t-ởng phù hợp .
5. H-ớng dẫn về nhà :
Bài tập 1 : Cho đoạn thơ sau :
“Bên ruộng lúa xanh non Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò trắng
Khiêng nắng Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
Có vẻ vui t-ơi
Nhìn chúng em nhăn nhó cười”
( Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa ) a. Đoạn thơ dùng ph-ơng thức biểu đạt nào?
b. Tác giả sử dụng phep tu từ nào là chính? Hãy phân tác hiệu quả biểu đạt của nó. Bài tập 2 : Viết đoạn văn ngắn có phép so sánh và nhân hoá.