4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.2. Nội dung chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công
1.2.2.1. Đối tượng hưởng ưu đãi người có công với cách mạng
NCC theo quy định tại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; - Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Liệt sĩ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; - Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,
đày;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
- Người có công giúp đỡ cách mạng.”
1.2.2.2. Nội dung chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công:
Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công theo hướng dẫn tại Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành
Lao động - TBXH quản lý: bao gồm :
- Trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần;
- Chi quà tết cho người có công và thân nhân của họ; - Tri trợ cấp ưu đãi giáo dục;
- Chi điều dưỡng cho người có công và thân nhân của họ; - Chi báo cho Lão thành cách mạng;
- Chi Bảo hiểm y tế cho người có công và thân nhân của họ; - Chi với kinh phí mộ, nghĩa trang Liệt sỹ;
- Chi quản lý
Ngân sách Trung ương đảm bảo nguồn chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công; Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước bảo đảm đầy
đủ, kịp thời kinh phí cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội để
thực hiện chính sách.
Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước quản lý nguồn kinh phí thực hiện hiện chính sách ưu đãi người có công và tổ chức thực hiện chi, trả kịp thời, đúng chếđộ, đúng nội dung, đúng đối tượng theo quy định tại Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính:
Hiện nay việc chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công được thực hiện qua mô hình chi trả trợ cấp 3 bên thông qua ký Hợp
đồng trách nhiệm chi trả giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cán bộ chi trả từ năm 2009 đến nay cho thấy mô hình này có nhiều ưu điểm, đảm bảo kinh phí chi trả trợ cấp, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chếđộ, chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng, đồng thời gắn trách nhiệm của ngành trong việc chăm lo đời sống của người có công tại địa phương.
1.3. Kiểm soát nội bộ chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: