Khái quát về chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình (Trang 30 - 33)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2. Khái quát về chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công

1.2.1. Đặc đim công tác chi kinh phí thc hin chính sách ưu đãi người có công.

1.2.1.1. Khái niệm người có công

- Người có công (NCC) là người có đóng góp công lao hoặc hy sinh tính mạng, hy sinh một phần thân thể trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được cơ quan, tổ

chức có thẩm quyền công nhận.

Theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính quy định về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - TBXH quản lý:

“1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng mở tài khoản dự toán tại Kho bạc Nhà nước và thực hiện rút dự toán theo quy định.

2. Số dư dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đến hết niên độ ngân sách năm dự toán (bao gồm cả thời gian chỉnh lý quyết toán theo chếđộ quy định) không sử dụng hết thì bị hủy bỏ.

3. Đối với các khoản lĩnh trùng, cấp trùng, chi sai chếđộ: Ngành Lao

động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị

4. Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được sử dụng, quản lý và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật và quy định cụ

thể tại Thông tư này.

5. Chi mua sắm, sửa chữa tài sản thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về mua sắm, sửa chữa tài sản”

1.2.1.2. Đặc điểm chính trị

Suốt hơn 70 năm qua, Đảng, Nhà nước đã xây dựng và thực hiện thống nhất trong toàn quốc một hệ thống chính sách, chế độưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Kể từ Sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 16/2/1947 đặt “chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ” đến nay, hệ

thống các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng đã được nghiên cứu xây dựng, ban hành tương đối toàn diện, đầy đủ

và kịp thời, góp phần cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, chếđộưu đãi đối với người có công và thân nhân.

1.2.1.3. Đặc điểm pháp lý

+ Pháp lệnh Ưu đãi NCC đầu tiên ban hành năm 1994. Sau hơn 10 năm thực hiện đã ban hành Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/06/2005 và tiếp tục sửa đổi, bổ sung bằng Pháp lệnh số

04/2012/UBTVQH13 ngày 16/07/2012. Qua hai lần sửa đổi, bổ sung, Pháp lệnh đã nêu rõ nguyên tắc chung là chế độ ưu đãi phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và được đảm bảo bằng ngân sách Nhà nước. Các nội dung của Pháp lệnh đã được mở rộng và pháp luật hoá, đảm bảo dễ hiểu, dễ thực hiện, cơ chế công khai, dân chủ, minh bạch trong công tác quản lý được thể

hiện rõ, giúp cho các đối tượng thực hiện tốt nghĩa vụ, quyền lợi của mình; tạo thuận lợi cho các cơ quan chính sách thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ

quản lý thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC. - Hệ thống văn bản ưu đãi NCC còn có:

+) Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/04/2006 của Chính phủ

Ban hành Điều lệ quản lý và sử dụng Quỹđền ơn đáp nghĩa các cấp;

+) Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - TBXH quản lý:

+)Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 của Chính phủ

Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi NCC;

+)Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao

động - TBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ; thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

+)Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 27/6/2013 của UBND tỉnh Thái Bình triển khai thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 và Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 về thực hiện chính sách ưu đãi NCC;

+)Các kế hoạch của tỉnh hằng năm tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày 27/7 (ngày thương binh liệt sỹ); tổ chức thăm hỏi tặng quà; phát động

ủng hộ quỹđền ơn đáp nghĩa; tổ chức cầu siêu, thắp nến tri ân tại các công trình ghi công liệt sỹ trên địa bàn tỉnh.

+ Các văn bản liên quan khác của tỉnh triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi NCC và phong trào đền ơn đáp nghĩa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình (Trang 30 - 33)