Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ- CP ngày 22/1/2013.
•Đối tượng nộp thuế:
-Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (gọi là doanh nghiệp)
-Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh rại Việt Nam nộp thuế TNDN theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
• Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế của thuế TNDN là thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất thuế TNDN.
Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính
Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế TNDN
phải nộp =
( Thu nhập tính thuế
- Phần trích lập quỹ
16
• Thu nhập tính thuế :
Thu nhập tính thuế trong kỳ được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau: Thu nhập
tính thuế =
Thu nhập
chịu thuế - ( Thu nhập được miễn thuế +
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định ) Trong đó, Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác
Thu nhập chịu thuế được xác định như sau: Thu nhập
chịu thuế = ( Doanh thu -
Chi phí
được trừ ) + Các khoản thu nhập khác • Doanh thu
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
+ Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
+ Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
17
Trường hợp thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế được tính theo thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
+ Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua..
• Xác định chi phí được trừ:
Theo quy định hiện hành trừ các khoản chi không được trừ thì mọi khoản chi của doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ hai điều kiện sau đây đều được trừ:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt...
• Các khoản thu nhập khác:
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán, bất động sản; chuyển nhượng, thanh lý hoặc cho thuê tài sản; lãi tiền gửi, cho vay; thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá; khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ; thu nhập từ hoạt động SXKD của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra; quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền, bằng hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác;...
18
• Thu nhập miễn thuế: được quy định tại Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung theo nghị quyết số 51/2001/QH10.
• Các khoản lỗđược kết chuyển: là những khoản do doanh nghiệp lựa chọn để bù vào số lỗ của hoạt động kinh doanh trong trường hợp xảy ra lỗ. Phần thu nhập còn lại sau khi đã bù trừ vẫn phải áp dụng mức thuế suất Thuế TNDN
• Phần trích lập quỹ KH&CN: Thông tư số 12/2016.TTLT-BKHCN BTC ngày 28/06/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2019 và áp dụng cho việc trích lập, quản lý và sử dụng Qũy khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp từ kì tính thuế TNDN năm 2016
• Thuế suất thuế TNDN:
Hiện nay thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đang được áp dụng tại nước ta là 20% trừ những doanh nghiệp đặc thù sau:
Doanh nghiệp có hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam chịu thuế suất từ 32 đến 50%
Doanh nghiệp có hoạt động thăm dò, khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm bao gồm: vàng, bạc, bạch kim, kim cương, đá quý, thiếc, đất hiếm, chịu mức thuế suất 50%. Trong trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có 70% diện tích nằm ở nơi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, thuế suất dành cho doanh nghiệp là 40%.