Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần 199 (Trang 41 - 43)

c) Kế toán chi phí sản xuất chung

2.2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Tùy theo tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp, quy trình sản xuất sản phẩm, tính chất của từng sản phẩm, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành sau:

a) Phương pháp giản đơn

Thường được áp dụng ở các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, sản xuất mang tính chất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, khối lượng sản phẩm sản xuất lớn, chủng loại mặt hàng ít, không có hoặc có rất ít sản phẩm dở dang. Theo phương pháp này, toàn bộ các chi phí phát sinh cho đối tượng nào thì kế toán tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Đến cuối kỳ, kế toán tính giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức:

Tổng giá thành = CP SXDD ĐK + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX DDCK Viết tắt là: Z = Ddk + C - Dck Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Giá thành đơn vị sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành [2.5] b) Phương pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng lại thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất.

Phương pháp này quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm gốc, từ đó tính giá thành đơn vị sản phẩm gốc. Sau đó dựa vào giá thành đơn vị sản phẩm gốc để tính giá hành đơn vị từng loại sản phẩm.

Tổng số lượng SP = ∑ (Số lượng SPHT i thực tế x Hệ số quy đổi SP i)

quy chuẩn [2.6]

Giá thành đơn vị sản phẩm quy chuẩn

= Tổng giá thành thực tế các loại SP Tổng số lượng SP quy chuẩn

Giá thành đơn vị SP i = Giá thành đơn vị sản phẩm quy chuẩn x Hệ số quy đổi SP i c) Phương pháp tỉ lệ

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một lượng NVL đầu vào, cùng một lượng lao động nhưng kết quả sản xuất lại tạo ra các sản phẩm cùng loại có quy cách, phẩm chất, kích cỡ khác nhau mà chi phí sản xuất không tách riêng ra được.

Theo phương pháp này, giá thành thực tế của đơn vị sản phẩm từng loại được xác định căn cứ vào giá thành kế hoạch (giá thành định mức) của đơn vị sản phẩm từng loại và tỉ lệ giá thành.

Giá thành thực tế từng loại đơn vị SP

= Tiêu chuẩn phân bổ từng quy cách

x Tỷ lệ tính giá thành

Ddk + C - Dck Tỷ lệ giá thành

Tổng tiêu chuẩn phân bổ [2.7]

Trong đó:

Tổng tiêu chuẩn phân bổ꞊ ∑(SL thực tế SP quy cách i x Tiêu chuẩn phân bổ của SP quy cách i)

d) Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc các giai đoạn công nghệ.

Giá thành sản xuất sản phẩm = Tổng cộng giá thành của bộ phận thứ i [2.8]

e) Phương pháp liên hợp

Thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất đòi hỏi việc tính giá sản phẩm phải áp dụng hai hay nhiều phương pháp trên để tính giá thành.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần 199 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)