6. Đóng góp của đề tài
1.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo
Sau khi kế hoạch đã rõ ràng và việc chuẩn bị đã hoàn tất, các hoạt động
đào tạo sẽ bắt đầu. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo cần tiến hành các khâu công việc sau:
- Thực thi kế hoạch đào tạo.
- Cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của những cá nhân và bộ phận phòng ban tham gia vào việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo.
- Đảm bảo các hoạt động đào tạo được tiến hành. Tức là phải đảm bảo về tài chính, thời gian, về mặt nhân lực theo kế hoạch đề ra.
Nguồn tài chính cung cấp cho đào tạo phải thường xuyên, phải phù hợp với quỹ đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và tương xứng với chi phí đào tạo bỏ ra như: chi phí cho giáo viên giảng dạy, chi phí cho dụng cụ trang thiết bị học tập, tài liệu học tập… ngoài ra còn những chi phí cơ
hội của việc học tập đó là chi phí bù đắp giảm năng suất lao động.
- Sắp xếp thời gian hợp lý, đảm bảo thời gian đào tạo phải phù hợp không được làm xáo trộn tổ chức, hoạt động công việc của doanh nghiệp vẫn
được triển khai đều đặn không bị ảnh hưởng hay bị trì hoãn bởi công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Về mặt nhân lực, đảm bảo số học viên, đối tượng đi học đầy đủ, giảng viên giảng dạy có chất lượng giúp cho khóa học
đạt hiệu quả cao.
- Linh hoạt trong việc sử dụng các hình thức cũng như phương pháp
đào tạo. Tiến hành đào tạo nguồn nhân lực theo phương pháp đào tạo đã đề ra trong kế hoạch. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi phương pháp đào tạo nếu thấy phương pháp đào tạo trước làm cho công tác đào tạo không thu được kết quả cao hoặc có thể phối hợp các phương pháp đào tạo, không nhất thiết là
chúng ta chỉ chọn một phương pháp đào tạo duy nhất. Căn cứ vào các quy định trên, cán bộ phụ trách đào tạo sẽ kết hợp các phòng ban khác trong công ty để xác định danh sách những người cần được cửđi đào tạo. Khi khóa đào tạo diễn ra cần đảm bảo các điều kiện hậu cần về lớp học, trang thiết bị giảng dạy, bố trí bàn ghế phù hợp với phương pháp giảng dạy...
- Theo dõi tiến độ và sẵn sàng thay đổi khi cần thiết (không có kế
hoạch nào tránh khỏi sự thay đổi khi thực hiện).
Có thể vì lý do nào đó chẳng hạn như học viên hay giảng viên có việc
đột xuất hoặc gặp khó khăn không thể tiếp tục tham gia công tác đào tạo… lúc đó phải thay đổi, phải tìm nguồn lực thay thế để đảm bảo hoạt động đào tạo vẫn diễn ra; đồng thời phải khẩn trương xây dựng kế hoạch đào tạo mới từ đó mới xác định được nguồn nhân lực thay thế, phương pháp đào tạo mới phù hợp đểđạt được hiệu quả cao nhất có thể.