6. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Phân tích thực trạng tổchức thực hiện kếhoạch đàotạo VC
Ban tổ chức cán bộ và VTVTC cùng số Ban liên quan tổ chức các khóa học đào tạo VC ĐTHVN.
Trước mỗi khóa học thừa lệnh Tổng giám đốc, Ban tổ chức cán bộ gửi Công văn đề nghị các đơn vị căn cứ vào nhu cầu và các yêu cầu vềđối tượng, điều kiện để cử viên chức đi học tổng hợp theo mẫu để gửi về Ban tổ chức cán bộ theo địa chỉ mail của người phụ trách. (Mẫu Công văn Đề nghị và danh sách cử viên chức đi học khóa “Bồi dưỡng chức danh viên chức Biên tập, Phóng viên theo phục lục)
Ban Tổ chức cán bộ sẽ tổng hợp rà soát và báo cáo Tổng giám đốc xem xét cử viên chưc tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Các khóa học thường được tổ chức theo từng quý theo kế hoạch và phân công các Cán bộ giảng viên có chuyên môn giảng dạy phù hợp với từng khóa học và cử người giám sát tổ chức thực hiện và triển khai khóa học.
Các chuyên ngành được đào tạo hàng năm là:
Đào tạo dự án: Đào tạo dự án được tổ chức thực hiện khi có dự án mới sắp đi vào triển khai thực hiện. Nhằm đảm bảo các cán bộ Viên chức liên quan đến dự án đề nắm được nắm vững được nguyên lý hoạt động và cách sử dụng thiết bị của dự án.
Đào tạo định kỳ: Đào tạo định kỳ được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình chuyển đổi công nghệ và tiến hành trước khi thực hiện đầu tư. Hiện nay, Đài có các đơn vị tổ chức năng đào tạo như: Trung tâm đào tạo, trường Cao đẳng truyền hình, Trung tâm BRAC, ....
Đào tạo chuyên sâu: Là đạo tạo đội ngũ chuyên gia giỏi, tâm huyết với nghề là ngòng cốt cho quá trình đổi mới của Đài. Đào tạo chuyên sâu có thể thực hiện ở trong nước hoặc nước ngoài với thời gian giáo trình phù hợp. Sau khi được đào tạo học sẽ là nòng cốt trong việc truyền đạt kiến thức ngành nghề cho các lớp do ĐTHVN tổ chức.
Và đào tạo khác
Các khoá học tập trung vào các lĩnh vực quan trọng của ngành truyền hình như xây dựng format chương trình, chuyển đổi công nghệ, đạo diễn, dẫn chương trình, quay phim, âm thanh, ánh sáng, dựng phim, đồ họa, truyền dẫn, phát sóng, các khóa học về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, lĩnh vực tài chính, tổ chức …
Kết quả đào tạo của viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Kết quả đào tạo VC ĐTHVN về số lượng VC và số lớp đào tạo diễn ra trong 5 năm vừa qua giao đoạn từ 2014 – 2018 được thể hiện quan các bảng sau:
Bảng 2.6. Kết quảđào tạo viên chức Đài Truyền hình Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018
(Đơn vị: Người)
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chính trị 26 19 18 15 41 Quản lý Hành chính 48 19 92 21 18
Chuyên môn nghiệp vụ 1270 1233 1245 1067 1029 Đào tạo nâng cao kỹ năng lãnh đạo 30 32 30 34 35
Ngoại ngữ 15 20 17 17 31
Tin học 18 20 25 21 30
Tổng 1307 1243 1427 1175 1174
(Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ - Đài Truyền hình Việt Nam)
Tổng số viên chức được đào tạo có sự biến động giảm từ 1307 người năm 2014 còn 1174 năm 2018 (giảm tương đương 10.18%). Trong đó từng nội dung đào tạo bồi dưỡng hàng năm cũng có sự thay đổi trong suốt thời kỳ. Có sự thay đổi trên do, nhà Đài ngày càng chú trọng tuyển chọn lọc từ đầu vào của viên chức. Chính sách cắt giảm kinh phí, cắt giảm số lượng công chức viên chức, tăng số lượng hợp đồng lao động của Đài.
Kết quả đào tạo viên chức theo loại hình đào tạo được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.7. Kết quả số lớp đào tạo theo loại hình đào tạo VCnăm 2018 STT Loại hình đào tạo Số lớp
(Lớp) Số học viên (Người) 1 Đào tạo dự án 15 442 2 Đào tạo định kỳ 13 527 3 Tạo tạo chuyên sâu 3 40 4 Đào tạo khác 9 165 Tổng 39 1174 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - ĐTHVN)
Theo bảng trên ta thấy, số lượng đào tạo dự án và đào tạo định kỳ chiếm tỷ lệ cao nhất. Đào tạo chuyên sâu chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Kết quảđào tạo theo từng đối tượng viên chức được thể hiện như sau:
Bảng 2.8. Kết quảđào tạotheo từng đố tượng VCtrong năm 2018 Nhóm viên chức Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Số lớp
(Lớp) Số VC (Người) Nhóm VC làm công tác lãnh đạo, quản lý Tổng 6 109 Nâng cao trình độ lý luận chính trị 1 9 Quản lý Hành chính 1 16
Đào tạo nâng cao kỹ năng lãnh đạo 1 30
Chuyên môn, nghiệp vụ 1 32
Ngoại ngữ 1 12 Tin học 1 10 Nhóm VC thừa hành nghiệp vụ Tổng 33 1065 Nâng cao trình độ lý luận chính trị 1 32 Ngoại ngữ 1 19 Tin học 1 20 Nghiệp vụ báo chí 7 250 Kỹ năng mềm 3 81 Sản xuất chương trình truyền hình về nội dung 9 320 Sản xuất chương trình truyền hình về kỹ thuật 12 343 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - ĐTHVN) • Kết quả nhóm VC quản lý lãnh đạo
Bảng trêncho thấy, trong năm 2018 Ban tổ chức cán bộ và VTCTC đã tổ chức được 6 lớp bồi dưỡng cho 116 lượt học viên làm công tác lãnh đạo, quản lý. Về số lượng đào tạo. Mặc dù chưa đáp ứng hết được nhu cầu đạo tạo của tất cả VC là quản lý nhưng đây cũng là con số khá khả quan thể hiện sự nỗ lực của toàn thểĐTHVN.
• Kết quả nhóm VC thừa hành nghiệp vụ
Đây là nhóm đối tượng chính, cần duy trì đào tạo và đào tạo lại nhằm cập nhật những chính sách, quy định mới có liên quan đến thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của VC. Mục đích cuối cùng là từng bước nâng cao kỹ năng thực hiện nghiệp vụ của bản thân mỗi VC; giúp họ nắm được các kỹ năng nghiệp vụ khác đảm bảo khả năng giải quyết công việc khi luân chuyển, thay thế; Bên cạnh đó, việc lồng ghép khối kiến thức bổ trợ (kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chức trách, nhiệm vụ của VC…) nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ, đảm bảo văn minh công sở trong giao tiếp ứng xử của VC.
Bảng trêncho thấy, trong năm 2018 ĐTHVN đã tổ chức được 33 lớp đào tạo cho 1070 học viên với nhiều nội dung, góp phần nâng cao chất lượng VC trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các lớp đào tạo chưa nhiều, số lượng học viên tham gia lớp còn nhiều, ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo VC.
• Kết quảĐào tạo nhóm VC mới vào ngành
Đa số viên chức được tuyển dụng qua thi tuyển đều là sinh viên mới tốt nghiệp các ngành đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, họ rất năng động sang tạo nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Chính vì vậy rất cần thiết phải trang bị cho nhóm đối tượng này những hiểu biết về ngành cũng như những kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ.
Theo số liệu từ Ban tổ chức cán bộ và VTVTC trong trongnăm 2018 VTVTC đã trang bị cho 312 học viên mới vào ngành những kiến thức cơ bản, làm hành trang cho hoạt động nghề nghiệp sau này. Qua đó rút ngắn thời gian làm quen, tìm hiểu công việc của viên chức mới, giúp họ nắm bắt công việc dễ dàng hơn.Với những khó khăn hiện tại của ĐTHVN, con số đào tạo nêu trên thể hiện sự nỗ lực rất lớn của giảng viên, VC toàn Đài.