với tựa đề “Cô bạn nhỏ của tôi” do các bạn nữ của lớp thực hiện. HS: Đóng kịch
Dự kiến nội dung vở kịch:
Hoa, Hiền (Cô giáo, học sinh) bước vào lớp.
Lan: Ở đâu mà có đứa con gái vừa xấu vừa đen thế hả trời? Hình như nó vừa ở châu
Phi về cậu ạ!
Lan, Hương: Ôm miệng cười. (Một tuần sau)
Lan: Có chuyện gì làm cậu bực mình vậy?
Hương: Tớ đang điên vì con bé “ Hiền châu Phi” đây, nó học giỏi quá, chiếm mất ngôi
vị của tớ rồi. Hai đứa mình kiếm chuyện trêu nó cho bõ tức đi.
Lan, Hương: (Đi qua Hiền cố hích tay khiến Hiền suýt ngã) ( Cuối tuần)
Mẹ (hò to): Hương! Nay được nghỉ con đi chợ giúp mẹ nhé! Hương:(Đang chơi điện thoại, mặt nhăn nhó):Vâng!
Hương (Đang đi bộ trên vỉa hè, bỗng “rầm” một cái, người ngã chúi về phía trước,
không đứng lên được).
Hiền: Cậu bị họ xô xe vào, đau lắm phải không?(Phủi bụi, kéo vạt áo lau vết thương cho
Hương).
Hương: Trời ơi Hiền! (Giọng nghẹn ngào)
Hiền à, cảm ơn bạn nhiều nhé!Hiền à, những ngày qua mình đã...
Hiền (mỉm cười nhìn Hương trìu mến) Không sao đâu, mình không giận bạn mà. Hương: (vịn vào vai bạn, đi về phía chợ, nói chuyện vui vẻ)
bán, cuối tuần thì phụ giúp mẹ bán rau.
Hương (Nhìn Hiền đầy cảm phục, vỗ nhẹ vào vai Hiền)
Hiền à? Hôm nay, mình sẽ cùng bạn bán hết ghánh rau này mới về. Cảm ơn bạn đã cho mình hiểu ra một điều: Là con gái, học giỏi chưa đủ mà còn cần có tấm lòng nhân hậu, vị tha, biết quan tâm, yêu thương, giúp đỡ mọi người.
Hương, Hiền (Cùng đi về phía chợ)
Hoạt động 4:(5p) Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tiết sinh hoạt, trao thưởng, giao nhiệm vụ.
GV:
- Tuyên dương, khen ngợi những việc các em đã làm được trong tuần vừa qua. Biểu dương, khích lệ đội tham gia trò chơi tốt nhất, nhóm hoạt động tích cực nhất; chỉ ra những điều các em còn thiếu sót để rút kinh nghiệm cho các giờ sinh hoạt sau được tốt hơn.
- Trao thưởng cho tổ đạt thành tích cao nhất trong tuần và đội tham gia trò chơi dành giải nhất.
GV: Chiếu cho các em xem một số hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng của tỉnh Ninh
Bình.
GV: Các em thân mến! Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, nhưng hơn 40 năm ấy, chưa
lúc nào các Mẹ thôi ngóng tin con. Nỗi nhớ thương nặng trĩu đôi vai gầy của Mẹ. Những hy sinh lặng thầm, vĩ đại, vô bờ bến của các Mẹ Việt Nam Anh hùng đã góp phần làm nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta.
GV: Giao nhiệm vụ: Trong tiết sinh hoạt tuần 2 các em sẽ:
- Cùng cô tham gia hoạt động trải nghiệm, đến thăm và tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng Đặng Anh Phương ở phường Nam Thành – TP. Ninh Bình. Nghe Mẹ trò chuyện về những người con đã hy sinh và cuộc sống hiện tại của Mẹ.
- Sau chuyến trải nghiệm: Các tổ sẽ báo cáo kết quả + Tổ 1: Đóng kịch
+ Tổ 2: Kể chuyện, ngâm thơ hoặc vẽ tranh, bình tranh. + Tổ 3: Múa hát.
- Thời gian báo cáo: Tiết sinh hoạt tuần 3 của tháng này.
GV: Giao nhiệm vụ:
Về nhà, các em tiếp tục sưu tầm thêm những câu chuyện, bài thơ, ca dao, bài hát, những câu danh ngôn ca ngợi, tôn vinh người phụ nữ.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ “TÌM HIỂU SỨC KHỎE SINH SẢN VỊTHÀNH NIÊN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM” THÀNH NIÊN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM”
* Mục đích: Giúp các em học sinh hiểu về giới tính, về tình bạn, tình yêu, về sức khỏe sinh
sản vị thành niên. Đó là tiền đề quan trọng để giúp học sinh phòng ngừa xâm hại tình dục. Để thực hiện chủ để này, căn cứ đối tượng học sinh để giáo viên chủ nhiệm đưa ra nội dung giáo dục giới tính phù hợp.
* Nội dung giáo dục giới tính:
- Đối với học sinh khối 6,7: giáo dục về tuổi dậy thì, những biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì, hiện tượng kinh nguyệt, phóng tinh; cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục; những biến đổi và khác biệt về tính cách em trai em gái; giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai và bạn gái.
- Đối với học sinh khối 8, 9: giáo dục để học sinh phân biệt về tình bạn và tình yêu, hiểu biết những thất bại tâm lý và nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu quan hệ tình dục sớm, giáo dục sự tôn trọng tình bạn. Đặc biệt là khả năng phòng vệ của các em gái, sự tự chủ, vững vàng nói “không” trước những cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục.
* Cách thức tiến hành:
- Phần 1: Giáo viên phát phiếu điều tra nhận thức của học sinh về vấn đề giới tính và xâm
hại tình dục để giáo viên nắm được trình độ nhận thức và những tâm tư nguyện vọng của học sinh về vấn đề phòng ngừa xâm hại tình dục.
- Phần 2: Thi hiểu biết kiến thức. Giáo viên chia cả lớp thành 4 đội, trả lời các câu hỏi, mỗi câu hỏi trong thời gian 20 giây. Đội nào nhanh tay và trả lời đúng thì sẽ được điểm.
Câu 1:Dấu hiệu nào thể hiện bạn giá đã bước vào tuổi dậy thì chính thức? A. Lớn nhanh, mặt nổi mụn.
B. Bắt đầu có kinh nguyệt
C. Ngực phát triển, hông nở rộng, eo thu hẹp. D. Bắt đầu rụng trứng
Câu 2: Vì sao không nên kết hôn và sinh con ở tuổi vị thành niên? A. Vì cơ thể chưa phát triển ở độ thành thục về sinh dục. B. Vì chưa được chuẩn bị về tâm lý và các điều kiện khác. C. Vì còn ít tuổi
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Để bảo vệ sức khỏe sinh sản, học sinh nam cần vệ sinh thân thể như thế nào? A. Không chơi môn thể thao cường độ hoạt động mạnh.
C. Không mặc quần lót quá chặt và thay quần lót hàng ngày, không kích thích quá mạnh vào bộ phận sinh dục.
Câu 4: Dưới góc độ sinh lý học, tuổi dậy thì là: A. Một giai đoạn trong đời của con người. B. Một giai đoạn khó phân biệt trong đời cá thể. C. Thời kì trưởng thành nhất của con người. D. Thời kì trưởng thành sinh dục.
Câu 5: Những vấn đề bạn gái có thể gặp phải là gì? A. Viêm nhiễm vùng kín.
B. Rối loạn kinh nguyệt, thay đổi chu kì. C. Đau bụng khi hành kinh
D. Tất cả những ý trên.
- Phần 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh giao lưu, chia sẻ tâm tư, tình cảm về giữ gìn tình bạn đẹp, trong sáng thông qua trò chơi trả lời gói câu hỏi như:
Câu 1: Lan và Nam là đôi bạn rất thân. Tuy nhiên, trong lớp một số bạn thường hay gán
ghép, trêu chọc. Vì vậy, làm cho hai bạn trở nên ngượng ngùng mỗi khi gặp nhau. Là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên các bạn như thế nào để hai bạn vẫn giữ được tình bạn đẹp, trong sáng?
Câu 2: Hàng ngày, Lam phải đi bộ từ nhà đến trường. Tuy nhiên, trên đường đi học thỉnh
thoảng bị một số thanh niên trêu trọc bằng những lời lẽ thô tục, đụng chạm đến người Lam. Theo em, những việc làm của thanh niên ấy có vi phạm pháp luật không? Nếu là Lam em sẽ làm gì?
Câu 3: Nhung là học sinh ngoan, học khá trong lớp. Tuy nhiên, gần đây Nhung bị những
bạn xấu lôi kéo thường đi trốn học đi chơi. Theo em, Nhung sẽ gặp phải những nguy cơ nào? Em sẽ làm gì để giúp bạn trở thành người học sinh tốt?
Phần 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em.
Giáo viên chiếu phim, đưa ra hình ảnh minh họa để gợi mở cho học sinh nhận biết nguy cơ bị xâm hại tình dục, nắm bắt được các quy tắc an toàn bảo vệ bản thân thoát khỏi những tình huống nguy hiểm. Học sinh bày tỏ quan điểm, thái độ của mình bằng nhiều hình thức như vẽ tranh, đóng kích, viết bài tuyên truyền…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Giáo dục.
- Chỉ thị của Bộ GD- ĐT (Số: 40/2008/CT-BGDĐT) về phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực ” .
- Thông tư 29 – NQ/TW Nghị quyết trung ương 8 khóa XI “ Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo”
- Tài liệu HĐGDNGLL lớp 6,7,8,9. - Tài liệu Tập huấn HĐGDNGLL.
- Tài liệu tập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS, THPT. - Tài liệu hỗ trợ giáo viên tập sự công tác chủ nhiệm.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
TÊN SÁNG KIẾN 1
A. LĨNH VỰC ÁP DỤNG 1
B. THỜI GIAN ÁP DỤNG 1
C. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1
I. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2
1. Giải pháp cũ 3
2. Giải pháp mới 4
2.1. Mô tả giải pháp mới 4
2.1.1. Xem phim trong lớp học. 4
2.1.2. Tổ chức sinh hoạt theo các chủ đề, chủ điểm. 6
2.1.3. Tổ chức tiết sinh hoạt với những trò chơi. 7
2.1.4. Đổi mới không gian sinh hoạt lớp 9
2.1.5. Tọa đàm giữa cô và trò. 10
2.1.6. Tổ chức các cuộc thi/hội thi 11
2.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp mới 12
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 13
D. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 13
E. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 13
1. Hiệu quả kinh tế 13
2. Hiệu quả xã hội 13
Phụ lục 16