Đặt các câu hỏi về từng vấn đề để cho học sinh thực hiện.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Sử dụng kỹ thuật dạy học mảnh ghép trong giảng dạy một số chủ đề môn Vật lí lớp 10, 11ở trường trung học phổ thông (Trang 31 - 36)

- Giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhớ lại kiến thức, đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm là sáng tỏ vấn đề

- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. - Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.

c) Sản phẩm của hoạt động

Sản phẩm của nhóm học sinh. Căn cứ vào quá trình thực hiện, các báo cáo kết quả trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh.

Hoạt động 2: Từ thông a) Mục tiêu hoạt động

Nội dung:

- Đọc SGK để tìm hiểu về khái niệm từ thông, công thức tính, đơn vị và ý nghĩa của nó.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động:

GV cho các em đọc SGK dể thực hiện nhiệm vụ học tập. HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở.

GV quan sát HS để hỗ trợ kịp thời. GV ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân HS và nhóm HS

c) Sản phầm hoạt động: Sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm, các báo cáo và

thảo luận. Căn cứ vào quá trình thực hiện, các báo cáo kết quả trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh

Hoạt động 3: Cảm ứng điện từ a) Mục tiêu hoạt động

Nêu được nguyên nhân xuất hiện dòng điện cảm ứng

Phát biểu được định nghĩa và hiểu được khi nào thì có hiện tượng cảm ứng điện từ.

Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS, các em HS hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu học tập.

HS thảo luận nhóm để lĩnh hội được các kiến thức sau: Nguyên nhân chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng là do từ thông qua mạch thay đổi;

b) Gợi ý tổ chức hoạt động:Vòng 1: Vòng 1:

- GV: Chia lớp ra thành 3 nhóm sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm. Thời gian cho các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận nhóm 5 phút.

Nhóm 1: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1A, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3

Nhóm 2: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1B, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3

Nhóm 3: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1C, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3

Vòng 2:

GV: Chia lại 3 nhóm thành 3 nhóm ghép như sau:

- Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:1 sẽ di chuyển về nhóm 1. - Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:2 sẽ di chuyển về nhóm 2.

- Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:3 sẽ di chuyển về nhóm 3.

GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm ghép, thời gian các nhóm ghép thảo luận và viết kết quả thảo luận trên bảng phụ là 6 phút, sau đó treo bảng phụ lên tường

Các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ ở phiếu học tập số 2

GV. Cho nhóm trưởng các nhóm lên trình bày còn các nhóm khác nhận xét bổ xung, sau đó gv nhận xét và kết luận

c) Sản phẩm của hoạt động

* Dự đoán các phương án trả lời của học sinh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Trong các thí nghiệm 1, 2, 3, 4 đều xuất hiện dòng điện trong ống dây. TN1 và TN2 dòng điện ngược chiều nhau. TN3 khi lại gần và ra xa dòng điện cũng ngược chiều nhau. TN4 khi tăng và giảm cường độ dòng điện nam châm điện thì dòng điện trong ống dây cũng ngược chiều nhau.

-Thảo luận và đưa ra nhận xét: Khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch kín sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

Hoạt động 4: Định luật len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng a) Mục tiêu hoạt động

Phát biểu được định luật Len-xơ theo những cách khác nhau

Vận dụng được định luật Len-xơ để xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau.

Nội dung:

Dưới sự hướng dẫn của GV, HS lĩnh hội kiến thức và vận dụng để trả lời câu hỏi của bài học: Chiều của dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào chiều biến thiên của từ thông: từ trường do dòng điện cảm ứng sinh ra chống lại sự biến thiên của từ thông sinh ra nó.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động:

Cho hs hoạt động nhóm để rút ra cách xác định chiều của dòng điện cảm ứng để rút ra định luật len xơ và trong trường hợp từ thông biến thiên do chuyển động.

Cho hs xác định chiều dòng điện cảm ứng trong một số ví dụ.

c) Sản phầm hoạt động: Sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm, các báo cáo và

thảo luận. Căn cứ vào quá trình thực hiện, các báo cáo kết quả trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh

Hoạt động 5: Dòng điện Fucô a) Mục tiêu hoạt động:

Tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới bằng cách cho HS quan sát thí nghiệm về dòng điện Fu-cô.

Nội dung:

Học sinh được giao nhiệm vụ làm thí nghiệm (hoặc xem video ghi thí nghiệm) về dòng điện Fu-cô và vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích một số hiện tượng vật lí.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên (trực tiếp tại lớp, hướng dẫn tự học ở nhà, thảo luận trên lớp để "chốt" kiến thức), học sinh trình bày được các thí nghiệm và lĩnh hội được các kiến thức về dòng điện Fu-cô cũng như ứng dụng của nó trong đời sống, khoa học kỹ thuật.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động:

GV đặt vấn đề bằng cách cho các em xem video hoặc quan sát thí nghiệm, hướng dẫn các em đọc thêm SGK thực hiện nhiệm vụ học tập. Khi quan sát hiện tượng con lắc đơn được làm bằng tấm kim loại đặc dao động vào, ra khoảng không gian có từ trường của nam châm chữ U, học sinh cần phát hiện ra vấn đề là: chuyển động dao động này có vận tốc chậm hơn khi vẫn con lắc ấy chuyển động trong không gian không có từ trường, ...

HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các nhân ý kiến của nhóm.

Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.

c) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi

của HS.

+ Dòng điện Fu-cô

+ Tính chất và công dụng của dòng điện Fu-cô

Hoạt động 6: Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng a) Mục tiêu hoạt động:

Thảo luận nhóm để chuẩn hóa kiến thức và luyện tập. Nội dung:

+ Giải thích sự xuất hiện suất điện động cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường và dòng điện Fu-cô.

+ Giao cho học sinh luyện tập theo một số câu hỏi/bài tập đã biên soạn trong bài.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ (có thể dùng các slide để trình bày).

HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, tìm hiểu các kết quả báo cáo thí nghiệm, đọc SGK hoàn thiện kết quả, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những nhiệm vụ này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm.

Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau (nếu có điều kiện). GV hệ thống và cùng HS chốt kiến thức.

Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà a) Mục tiêu hoạt động:

Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.

Nội dung: Chọn các câu hỏi và bài tập để tự tìm hiểu ở ngoài lớp học:

2. Tìm hiểu những ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện Fu-cô trong thực tế.

3. Tìm hiểu thêm các video trên mạng và hiện tượng cảm ứng điện từ và dòng điện Fu-cô. Hãy tự làm các thí nghiệm đó nếu làm được.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động:

GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ đã nêu trong sách tài liệu để thực hiện ngoài lớp học.

HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó được thảo luận nhóm để đưa ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này ở ngoài lớp học.

GV ghi nhận kết quả cam kết của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Hướng dẫn, gợi ý cách thực hiện cho HS, hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau (nếu có điều kiện).

c) Sản phẩm hoạt động: Bài tự làm vào vở ghi của HS.IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề

Câu 1.(TH) Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nhìn vào mặt trên

trong trường hợp cho nam châm rơi thẳng đứng xuyên qua tâm vòng dây giữ cố định nằm ngang.

A. Lúc đầu dòng điện cùng kim đồng hồ, sau khi nam châm

xuyên qua thì ngược kim đồng hồ.

B. Lúc đầu dòng điện ngược kim đồng hồ, sau khi nam châm xuyên qua thì

cùng kim đồng hồ.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Sử dụng kỹ thuật dạy học mảnh ghép trong giảng dạy một số chủ đề môn Vật lí lớp 10, 11ở trường trung học phổ thông (Trang 31 - 36)