7. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Các nhân tố bên ngoài của doanhnghiệp
1.5.2.1. Các quy định mang tính pháp lý của Nhà nước về lao động, tiền lương
Các quy định của Nhà nước về lao động, tiền lương có tác động mạnh mẽ đến tiền lương và việc xây dựng, ban hành Quy chế lương trong doanh nghiệp. Việc xây dựng và thực hiện quy chế lương của các doanh nghiệp có thể linh hoạt phù hợp với từng điều kiện khác nhau của doanh nghiệp, nhưng quy chế tiền lương của doanh nghiệp xây dựng dựa trên cơ sở các quy định của Nhà nước về tiền lương và tuân thủ các quy định đó. Khi chính sách về
tiền lương của Nhà nước được sửa đổi, cái cách quy định mới thì chính sách tiền lương của mỗi doanh nghiệp cũng phải được chính sửa , thay đổi để phù hợp với các quy định này. Vì vậy, các doanh nghiệp cần theo dõi và cập nhật các quy định mang tính pháp lý của Nhà nước liên quan đến vấn đề tiền lương để từ đó có định hướng trong việc xây dựng, hoàn thiện quy chế trả
26
Nhà nước quy định các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
để doanh nghiệp trên cơ sở đó xây dựng và áp dụng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh. Nhà nước quy định mức lương tối thiểu để làm căn cứ
cho các doanh nghiệp xác định mức lương trả cho người lao động. Doanh nghiệp căn cứ các nguyên tắc do Chỉnh phủ quy định để xây dựng thang lương, bảng lương (như quy định mức lương bậc 1, khoảng cách giữa các bậc lương, mức lương đối với công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm….). Ngoài ra, Nhà nước cũng đưa ra các quy định về xây dựng đơn giá tiền lương, xác
định quỹ tiền lương, quy định tiền lương làm thêm giờ, trả lương cho những ngày nghỉ lễ, tết, phép…
1.5.2.2. Thị trường lao động
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường sức lao động cũng được coi là một loại hàng hóa đặc biệt gọi là hàng hóa sức lao động. Mặt khác, tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường lao động. Do vậy các mức lương thường xuyên biến động và phụ thuộc vào sự thỏa mãn của người sử dụng lao động do kết quả làm việc mà người lao động mang lại cũng như sự hài lòng của người lao
động khi nhận được mức thù lao tương ứng từ người sử dụng lao động. Từ
mối quan hệ giữa cung và cầu về lao động nơi doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động, đơn vị có cơ sở để xác định mức tiền lương tiền công cho phù hợp.
Đối với những lao động trình độ cao, có thâm niên kinh nghiệm công tác, lao
động khó thu hút… mức lương sẽ được chủ doanh nghiệp trả cao hơn so với giá cả sức lao động chung trên thị trường và ngược lại. Những đối tượng lao
động sẽ giữ những vị trí then chốt trong doanh nghiệp, chịu sự cạnh tranh lớn nhất từ thị trường lao động cần phải có mức độưu tiên thích đáng.
27
Khoa học kĩ thuật phát triển thể hiện ở sự hiện đại hoá các thiết bị sản xuất, công nghệ sản xuất tiên tiến, lao động chân tay được tinh giảm thay thế
bằng lao động máy móc và máy tính… Điều này làm tăng năng suất lao động và giảm các chi phí cho lao động và chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, từđó làm tăng lợi nhuận. Khoa học kĩ thuật phát triển cũng đồng nghĩa với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy, trong từng doanh nghiệp, quy chế
trả lương phải tính đến các chức danh công việc có điều kiện tác nghiệp trong môi trường khoa học kỹ thuật cao, chức danh tác nghiệp dùng ít hàm lượng công nghệ, máy móc để xây dựng hệ thống lương theo chức danh, cách thức chi trả trong quy chế trả lương cho phù hợp với công việc.
1.5.2.4. Mức lương trên thị trường và đối thủ cạnh tranh
Mức lương đóng vai trò giá trả trên thị trường lao động. Khi mức lương trên thị trường lao động tăng, doanh nghiệp gia tăng phần lương bổ sung, khi mức lương trên thị trường có xu hướng giảm, doanh nghiệp đàm phán cùng công đoàn, NLĐ để giảm phần lương bổ sung.
Đối thủ cạnh tranh: cũng là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới quy chế trả lương. Nếu đối thủ của doanh nghiệp xây dựng hệ thống thang bảng lương, chế độ đãi ngộ (quy định trong quy chế trả lương) có nhiều mức đãi ngộ tốt hơn, dẫn đến xu hướng nhảy việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp đối thủ, thì Công ty cũng phải xem xét điều chỉnh lại chế độ đãi ngộ
của doanh nghiệp mình với mức tương xứng.
1.6. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp và bài học rút ra cho Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà