Chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Sở Giao dịch I- Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 37 - 39)

7. Kết cấu đề tài

1.3.4. Chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực

Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.

Đãi ngộ nhân lực góp phần nâng cao chất lượng nhân lực bởi vì không chỉ tái sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng. Thông qua các hình thức đãi ngộ tài chính, người lao động nhận được tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp tương ứng với công sức lao động mà họđã đóng góp, tạo động lực cho người lao động cố gắng làm việc, cống hiến, mong muốn được nhận

được đãi ngộ về tài chính đúng nhiều hơn, điều này sẽ làm người lao động có

động lực tiếp thu kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp. Họ sẽ sử dụng một phần nào đó tiền lương để tham gia các khóa học hoặc bồi dưỡng thêm về

nghiệp vụ, góp phần nâng cao trí lực cho người lao động nói riêng và nâng cao chất lượng nhân lực cho doanh nghiệp nói chung.

Không chỉ giúp nâng cao trí lực, đãi ngộ tài chính công bằng sẽ giúp người lao động cảm thấy sự cống hiến, đóng góp của họ được doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá đúng, điều này giúp người lao động cảm thấy công bằng, tạo dựng niềm tin đối với doanh nghiệp, cố gắng hết mình để cống hiến cho doanh nghiệp, giữ chân và thu hút được người lao động thực sự có năng lực.

Ngoài đãi ngộ tài chính, những đãi ngộ phi tài chính như việc quan tâm đến

đời sống tinh thần của người lao động, cũng giúp họ yên tâm làm việc, góp phần nâng cao tâm lực cho người lao động.

Ngoài ra, đãi ngộ nhân lực giúp người lao động tái tạo sức lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó, đãi ngộ tài chính phù hợp cho người lao động, ngoài chi trả sinh hoạt phí, người lao động sẽ có điều kiện để

cải thiện dinh dưỡng hàng ngày. Đãi ngộ phi tài chính quan tâm đến đời sống của người lao động như thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Như vậy, dù là chế độ đãi ngộ tài chính hay phi tài chính cũng đều góp phần nâng cao thể lực cho người lao động nói riêng và nâng cao chất lượng nhân lực nói chung.

Hình 1.3: Các hình thức đãi ngộ nhân lực

Đãi ngộ nhân lực có 2 hình thức đãi ngộ đó là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính.

(i) Đãi ngộ tài chính

Là hình thức đãi ngộ của doanh nghiệp, được thực hiện thông qua các công cụ bằng tiền bạc, giúp người lao động tái sản xuất sức lao động gồm: Lương cơ bản, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi, trợ cấp, cổ phần…

(ii) Đãi ngộ phi tài chính

Là hình thức đãi ngộ của doanh nghiệp, được thực hiện thông qua các công cụ không phải bằng tiền bạc gồm: Các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người lao động; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp; Xây dựng thoảước lao

động tập thể…

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Sở Giao dịch I- Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)