Tính cạnh tranh của tiền lương và thu nhập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần K.I.P Việt Nam (Trang 27 - 28)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2. Tính cạnh tranh của tiền lương và thu nhập

Hiện nay lĩnh vực sản xuất và kinh doanh khí cụ điện đang bị cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Thị trường có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, đang tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn cả về việc đấu thầu các dự án cho đến cạnh tranh về nguồn lực con người. Do đó, để thu hút và giữ chân lao động giỏi thì quy chế trả lương phải có tác dụng thúc đẩy năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiền lương, thu nhập phải có tính cạnh tranh, để có thể thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc cho doanh nghiệp. Cụ thể:

Dù động cơ làm việc của người lao động là gì đi nữa, hầu hết đều không thể nào bỏ qua yếu tố “tiền lương” được. Vậy, xem nhẹ tầm quan trọng của tiền lương và những lợi ích để tạo ra động lực thúc đẩy cho nhân viên là một sai lầm. Người lao động chủ yếu lựa chọn công việc này hay công việc khác có một phần lớn tác động bởi tiền lương, thu nhập mà họ nhận được từ công việc. Thực tế cho thấy, người lao động có xu hướng so sánh tiền lương, thu nhập của mình với tiền lương, thu nhập của vị trí tương đương trên thị trường. Khi người lao động cảm thấy tiền lương, thu nhập của mình thấp hơn so với mức tiền lương, thu nhập của công việc tương đương trên thị trường thì họ có xu hướng đấu tranh để đòi mức tiền lương, thu nhập ngang bằng với mức lương của thị trường, nếu không được đáp ứng, họ có thể ra đi để tìm công việc ở doanh nghiệp có mức lương cạnh tranh hơn.

1.3.3. Quy chế tr lương phi đảm bo tính công bng và hiu qutrong phân phi tin lương, thu nhp cho người lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần K.I.P Việt Nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)