chấn th−ơng sọ não:
Các ổ máu tụ nội sọ gây nên do nguyên nhân chấn th−ơng có 2 dạng:
+ Máu tụ ngoài màng cứng (epidural hematoma):
ổ máu tụ ngoài màng cứng cho thấy một vùng tăng tỷ trọng nằm sát bản trong x−ơng sọ, có dạng thấu kính 2 mặt lồi. Một mặt lồi áp sát bản trong x−ơng sọ, một mặt lồi về phía nhu mô não. ổ máu tụ có mật độ cản quang thuần nhất và thấy rõ ở những ngày đầu. Tỷ trọng đo
Máu tụ ngoài màng cứng vùng trên trái
đ−ợc th−ờng khoảng 60 – 70 HU. Nếu ổ máu tụ kích th−ớc lớn không đ−ợc phẫu thuật, lâu ngày sẽ dịch hoá, tỷ trọng của nó có thể đồng hoặc giảm hơn mô não. Các ổ máu tụ kích th−ớc bé có thể bị hấp thu sau một thời gian.
+ Máu tụ d−ới màng cứng (subdural hematoma):
ổ máu tụ d−ới màng cứng cho thấy hình tăng tỷ trọng dạng hình liềm, một mặt lồi áp sát bản trong x−ơng sọ, một mặt lõm về phía mô não. Máu tụ d−ới màng cứng, lúc đầu cũng có tỷ trọng nh− máu tụ ngoài màng cứng, về sau máu tụ bị hấp thu, hoá giáng tạo nên một vùng đồng tỷ trọng hoặc giảm tỷ trọng với mô não, khó nhận biết trên phim chụp không tiêm thuốc cản quang. Phim chụp cắt lớp vi tính có tiêm cản quang sẽ dễ nhận biết hơn giới hạn của ổ máu tụ mạn tính vì vùng mô não sẽ tăng tỷ trọng sau tiêm cản quang, trong khi vùng máu tụ tỷ trọng không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Nếu cần phải phẩu thuật, tốt nhất nên chụp thêm cộng h−ởng từ vì ảnh công h−ởng từ sẽ cho thấy rõ nhất giới hạn ổ máu tụ. Máu tụ dạng này đ−ợc gọi là ổ máu tụ mãn tính. Máu tụ mãn
Máu tụ d−ới màng cứng thái d−ơng phải
Máu tụ ngoài màng cứng vùng trên trái và tràn khí não bên phải
đ−ợc tạo nên sau chấn th−ơng sau khoảng 2 – 3 tuần. Thực tế lâm sàng cho thấy, nguyên nhân của các ổ máu tụ mãn tính th−ờng xảy ra trên những bệnh nhân có tiền sử chấn th−ơng sọ não, nh−ng không đ−ợc chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sau một thời gian khi có triệu chứng tổn th−ơng thần kinh khu trú mới đ−ợc chụp CLVT và phát hiện. Rất nhiều tr−ờng hợp chính bệnh nhân cũng không nhớ rõ là bản thân mình đã có tiền sử bị chấn th−ơng từ một vài tuần hoặc một vài tháng tr−ớc đây. Mặt khác về lâm sàng, lúc mới bị chấn th−ơng lại không có biểu hiện những triệu chứng nặng nề, nên chụp CLVT sọ não cũng ít đ−ợc chỉ định kịp thời. ở giai đoạn muộn, khi có biểu hiện tổn th−ơng thần kinh khu trú, nhiều tr−ờng hợp lâm sàng th−ờng nghĩ đến u não, hoặc tai biến mạch máu não... Việc xác định ổ máu tụ mãn tính trên phim chụp CLVT là rất có ý nghĩa, giúp cho phẫu thuật. Hầu hết các tr−ờng hợp tổn th−ơng thực thể do máu tụ mãn tính gây nên đều phục hồi t−ơng đối tốt nếu đ−ợc chẩn đoán và phẫu thuật kịp thời.
Cả hai dạng máu tụ d−ới màng cứng và ngoài màng cứng, cấp hoặc mãn nếu với kích th−ớc lớn, đều có thể gây hiệu ứng khối choán chỗ, gây chèn đ−ờng giữa và hệ thống não thất. Đôi khi t−ơng ứng với các vị trí của ổ máu tụ là một đ−ờng dập vỡ x−ơng sọ. Nh−ng có khi hoàn toàn không có vỡ x−ơng sọ, thậm chí có khi đ−ờng vỡ x−ơng sọ lại xuất hiện ở đối diện với ổ máu tụ theo cơ chế lực phản hồi (contre coupe).
+ Dập não :
Hình ảnh cắt lớp vi tính ổ dập não cho thấy vùng giảm tỷ trọng xẩy ra ở một vùng có khi lan toả cả một hoặc cả hai bên bán cầu bên bán cầu do phù não, xen kẽ là các ổ tăng tỷ trọng do xuất huyết. ổ xuất huyết có thể là một hoặc nhiều ổ kích th−ớc to nhỏ khác nhau. ổ dập não do chấn th−ơng th−ờng nằm ở ngoại vi sát vị trí lực chấn th−ơng tác động. Hình ảnh giảm tỷ trọng rộng ở cả chất trắng và chất xám, đôi khi hình này làm xoá mờ giới hạn của chất trắng và chất xám. Nếu phù
Máu tụ mãn tính ngoài màng cứng vùng thái d−ơng trái
não ở một bên bán cầu có thể có dấu hiệu chèn ép, xô đẩy nhẹ não thất cùng bên, làm cho kích th−ớc não thất bên thu nhỏ lại hoặc biến mất.
Các nốt xuất huyết ở não xảy ra do dập não trong chấn th−ơng đôi khi đi kèm hình ảnh các bóng khí xâm nhập vào mô não hoặc vào khoang d−ới màng cứng. Hiện t−ợng này có thể thấy khi chấn th−ơng dập vỡ xoang trán hoặc xoang chũm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng áp xe não về sau. Nên l−u ý trong một số tr−ờng hợp chấn th−ơng sọ não, hiện t−ợng xuất huyết mô não có thể xuất hiện muộn sau khi xảy ra tai nạn một vài giờ.
Cần phân biệt giữa ổ tăng tỷ trọng của máu tụ trong não gây nên do tai biến mạch máu não và do chấn th−ơng sọ não: ổ máu tụ do tai biến mạch máu não th−ờng nằm sâu ở vùng các nhân xám trung −ơng, còn ổ máu tụ do chấn th−ơng th−ờng nằm gần các vùng mà lực chấn th−ơng tác động. Tràn máu não não thất và xuất huyết ở các vùng nhân xám trung −ơng rất hiếm gặp trong chấn th−ơng sọ não, nếu có đôi khi chỉ là nguyên cớ.
Dập não ở 2 bán cầu và máu NMC vùng chẩm phải
Tổn th−ơng x−ơng sọ: Để thấy tổn th−ơng x−ơng sọ, ảnh chụp cắt lớp vi tính phải để chế độ mở cửa sổ x−ơng (với tỷ trong khoảng 1000 - 1500 HU). Tổn th−ơng x−ơng sọ do chấn th−ơng có thể thấy các dạng d−ới đây:
- Đ−ờng vỡ rạn: Th−ờng nằm ở những vị trí t−ơng ứng với vị trí lực va đập. Vì là ảnh thiết diện cắt ngang nên đôi khi đ−ờng gãy trên CLVT khó nhận biết hơn ảnh chụp X quang quy −ớc. Cần phân biệt các đ−ờng rạn x−ơng sọ với những đ−ờng khớp nối. Các đ−ờng khớp nối x−ơng sọ th−ờng đối xứng hai bên và ở vị trí giải phẩu nhất định.
- Vỡ lún x−ơng sọ: Đây là dạng đ−ờng gãy rất dễ nhận biết trên phim chụp cắt lớp vi tính. Đôi khi bên cạnh mảnh x−ơng lún còn có thể thấy một khối máu tụ kèm theo. Các đ−ờng gãy lún đ−ợc xác định rất chính xác trên phim chụp CLVT về vị trí, mức độ, nên rất có giá trị đối với phẩu thuật viên trong việc chỉ định và tiên l−ợng phẩu thuật.
Trong chấn th−ơng sọ não, tổn th−ơng dập vỡ x−ơng sọ nhiều tr−ờng hợp không t−ơng xứng với tổn th−ơng ở não. Vì thế giá trị của chụp CLVT đã cho thấy một thực tế phải chấp nhận là vỡ x−ơng sọ thấy đ−ợc trên phim chụp X quang quy −ớc không phải hoàn toàn là một yếu tố duy nhất để tiên l−ợng cũng nh− để giám định th−ơng tật.
- Đ−ờng rạn, vỡ các x−ơng vùng hàm mặt:
Đây là loại đ−ờng gãy dễ bị chồng hình và khó chẩn đoán trên phim X quang quy
−ớc cũng nh− trên phim chụp cắt lớp vi tính. Đôi khi chụp CLVT phải tiến hành cả bình diện trục (axial) và bổ sung thêm bình diện trán (coronal). Các đ−ờng gãy x−ơng hàm, cung gò má, cần chụp lớp mỏng có tái tạo ảnh không gian 3 chiều để làm rõ thêm tổn th−ơng.