- Một đất nước có kỳ quan thế giới là Tháp
h n c b nạ ệ
2.4.2. Phân loại tư duy
Phân loại Theo phương diện lịch sử
Tư duy trực quan - hành động : là loại tư duy có ở người và một số động vật cao cấp. Trong loại tư duy này, các thao tác tay chân (cơ bắp ) được sử dụng hướng vào việc giải quyết một số tình huống cụ thể, trực quan.
Tư duy trực quan - hình ảnh
Là loại tư duy phát triển cao hơn, ra đời muộn hơn so với tư duy trực quan hành động. Trong loại tư duy này, việc giải quyết vấn đề dựa vào các hình ảnh trực quan của sự vật hiện tượng khách quan.
Tư duy trừu tượng
Là tư duy phát triển cao hơn và chỉ có ở người bao gồm:
Tư duy hình tượng: kết quả của loại tư duy này cho ta một hình tượng.Mỗi hình tượng mang một nội dung khái niệm bản chất. Qua hình tượng, ta có thể hiểu được những khái niệm có chứa trong đó.
Tư duy ngôn ngữ - logic: Là loại tư duy phát triển ở mức độ cao nhất. Trong loại tư duy này việc giải quyết vấn đề dựa trên các khái niệm, các mối quan hệ logic và gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện.
2.4.3. Đặc điểm của tư duy
Tính có vấn đề của tư duy
Tính có vấn đề của tư duy chỉ xẩy ra ở hoàn cảnh có vấn đề, tình huống có vấn đề. Hoàn cảnh và tình huống có vấn đề kích
thích con người tư duy..
Có nhu cầu nhận thức, có nhu cầu giải quyết các mâu thuẫn nẩy sinh tư duy.
Tính khái quát của tư duy
Tư duy có khả năng đi sâu vào nhiều sự vật hiện tượng nhằm vạch ra các thuộc tính chung, mối quan hệ phổ biến có tính qui luật. Vì vậy tư duy mang tính khái quát, nhờ tính khái quát của tư duy mà con người có thể nhận thức thế giới, cải tạo thế giới.
Tính gián tiếp của tư duy
Tư duy có khả năng phản ảnh một cách gián tiếp sự vật hiện tượng khách quan, phản ảnh bằng ngôn ngữ. Tư duy gián tiếp giúp con người dự đoán chiều hướng diễn biến của sự vật hiện tượng .
Quan hệ mật thiết với ngôn ngữ
Có nhiều quan điểm về sự quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Theo quan điểm duy vật biện chứng thì tư duy và ngôn ngữ quan hệ mật thiết với nhau nhưng không đồng nhất với nhau mà là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
Tư duy là một quá trình
Quá trình của tư duy có nẩy sinh, diễn biến và kết thúc, thông qua các giai đoạn : Giai đoạn xác định vấn đề
Giai đoạn huy động tri thức, kinh nghiê Giai đoạn sàng lọc của liên tưởng :
Giai đoạn thực hiện nhiệm vụ tư duy và tìm ra kết quả.
Tư duy là một hành động trí tuệ
Trong quá trình tư duy, chủ thể tiến hành các thao tác trí tuệ nhằm giải quyết vấn đề lĩnh hội, tiếp thu kiến thức. Những thao tác trí tuệ này tham gia vào quá trình tư duy như là những thành tố của một hành động trí tuệ. Thường sử dụng các thao tác cơ bản sau đây:
Phân tích: Là thao tác nhằm tách sự vật hiện tượng thành những thuộc tính, những bộ phận cụ thể và chỉ ra từng mối liên hệ, quan hệ giữa những bộ phận, thuộc tính này.
Nhờ phân tích mà con người nhận thức đối tượng tư duy đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.
Tổng hợp: Thao tác đưa các thuộc tính, các bộ phận đã được phân tích vào một chính thể bao quát hơn.
Phân tích, tổng hợp là hai thao tác cơ bản, có quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau trong quá trình tư duy thống nhất. Phân tích là cơ sở của tổng hợp và tổng hợp diễn ra trên cơ sở của phân tích ..
So sánh: Thao tác trong đó chủ thể xác định sự giống nhau, khác nhau giữa các sự vật hiện tượng .
Trừu tượng hóa: Thao tác trong đó chủ thể gạt bỏ những bộ phận, những thuộc tính, quan hệ không cần thiết, về một phương diện nào đó không phải là bản chất và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết, những thuộc tính cơ bản nhất.
Khái quát hóa: Chủ thể sử dụng để bao quát nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại, một phạm trù trên cơ sở những thuộc tính chung, bản chất và có mối liên hệ có tính qui luật. Kết quả của khái quát hóa cho ta một cái gì đó chung, cùng loại của nhiều sự vật hiện tượng .